Chương III. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

HN

Cho 11.7 g kim loại hóa trị II tác dụng vs 350ml HCl 1M . Sau khi phản ứng thu đc  chất rắn ko tan hết thêm vào 50 ml dd HCl nữa thì  chất rắn tan hết và dd nhận đc  có thể tác dụng vs CaCO3 tạo CO . Xác định tên kim loại hóa trị II

TL
10 tháng 10 2016 lúc 22:29

Gọi X là kim loại hóa trị II.
nHCl = 0,35 (mol)
X + 2HCl → XCl2 + H2
nX = 11,7/X (mol)
Vì sau khi phản ứng, chất rắn không tan hết
=> 11,7/X > 0,35/2
=> X < 67 (lấy xấp xỉ thôi) (*)
Vì nếu thêm 50ml dung dịch HCl thì chất rắn tan, dung dịch tác dụng với CaCO3 tạo CO2 => HCl còn dư
VddHCl = 400ml => nHCl = 0,4 (mol)
=> 11,7/X < 0,4/2 => X > 56 (*) (*)
Từ (*) và (*) (*) ta có khoảng của X:
56 < X < 67
Mà X là kim loại hóa trị II, tác dụng được với HCl
=> X là: Zn

Bình luận (0)
LF
10 tháng 10 2016 lúc 22:35

tạo CO2 chứ nhỉ

Bình luận (0)
LF
10 tháng 10 2016 lúc 22:38

Kim loại không tan hết \(\rightarrow n_M>\frac{1}{2}n_{HCI}=\frac{1}{2}0,35=0,175\left(mol\right)\)

Khi thêm 50ml dd HCI, dd sau phản ứng tác dụng với CaCO3 cho CO2 chứng tỏ còn dư HCI 

\(\rightarrow n_M< \frac{0,35+0,05}{2}=0,2\left(mol\right)\)

\(0,175< \frac{11,7}{M}< 0,2\rightarrow58,5< M< 66,86\)

Vậy M là Zn

 
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HN
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
HU
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết