Bài 24. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1873

BT

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu về Gia Định (TPHCM bấy giờ)

KD
3 tháng 1 2019 lúc 20:19

Đất Gia Định xưa thuộc nước Phù Nam (tồn tại khoảng đầu thế kỷ 1 đến khoảng nửa thế kỷ 7), sau đó thuộc vương quốc Chân Lạp(nay là Campuchia). Tuy nhiên, "thuộc" một cách lỏng lẻo: "các dân tộc vẫn sống tự trị, và mấy sóc Khrmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chánh thuộc triều đình La Bích (Chân Lạp). Trong khi đó triều đình ấy phải tập trung lực lượng ở phía nam Biển Hồ (sau khi bỏ Ăngco ở phía bắc) để đối đầu với Xiêm La (nay là Thái Lan) đang tiếp tục lấn đất Chân Lạp ở phía tây. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa"[1].

Theo sử liệu, lưu dân Việt đã đến đây khai hoang và làm ăn sinh sống vào đầu thế kỷ 17, nhờ có cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1620. Vì mưu sinh, có thể lưu dân Việt đã có mặt ở đây trước khi có cuộc hôn nhân ấy. Song, chính nhờ mối quan hệ đó, mà Đại Việt (nay là Việt Nam) và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống, tạo điều kiện cho lưu dân Việt ngày càng đông đảo hơn ở khu vực Đồng Nai, Sài Gòn...[2].

Và căn cứ đoạn chép trong Gia Định thành thông chí, thì lúc bấy giờ lưu dân Việt "ở lẫn với người Cao Mên" (tức Chân Lạp), trích:

"Năm Mậu Tuất (1658)...vua (chúa Nguyễn Phúc Tần) sai Phó tướng Yến Vũ hầu (Nguyễn Phước Yến)...đem 2000 quân, đi tuần đến thành Mỗi Xoài nước Cao Mên, đánh phá được, bắt vua nước ấy là Nặc Ông Chân, đóng gông đem đến hành tại ở dinh Quảng Bình. Vua dụ tha tội...Khi ấy địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn đất"..[3]

Trong công cuộc Nam tiến[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Kỷ Mùi (1679), vì không theo nhà Thanh, các tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình đã đem hơn 3.000 quân cùng 50 chiếc thuyền từ Quảng Đông (Trung Quốc) vào hai cửa biển là Tư Dung (cửa Tư Hiền) và Đà Nẵng xin qui phụ. Nghe theo lời bàn của triều thần, chúa Nguyễn Phúc Tần bèn cho họ vào ở xứ Đồng Nai (nhóm Trần Thượng Xuyên) và xứ Mỹ Tho (nhóm Dương Ngạn Địch). Từ đó, họ vỡ đất phá hoang, cày ruộng, dựng nhà và phố chợ, buôn bán giao thông với người Trung Quốc, Tây Dương, Nhật Bản, Đồ Bàn...khiến phong tục văn minh dần dần phổ biến...[4].

Đến đầu năm Mậu Dần (1698), nhận lệnh của chúa Nguyễn Phúc Chu, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược nước Chân Lạp. Sau đó, ông "lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, đặt xứ Đồng Nai (Lộc Dã) làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (vùng Biên Hòa); xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (vùng Gia Định). Các nơi đều đặt quan lưu giữ. Mở đất ngàn dặm, được trên 4 vạn hộ. Chiêu mộ dân xiêu tán từ Bố Chánh trở vào Nam cho đến ở, thành lập xã thôn, khai khẩn ruộng đồng, làm sổ đinh, sổ điền. Lại lấy những lái buôn người Hoa sống ở Trấn Biên lập nên xã Thanh Hà, những người ở Phiên Trấn lập nên xã Minh Hương"...[5].

Vậy, kể từ năm đó (1698), dinh Phiên Trấn gồm một phủ (Gia Định) và một huyện (Tân Bình). Về mặt hành chính, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt chức Giám quân, Cai bộ và Ký lục để cai trị.

Dần dần, đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, vùng đất phía Nam nới rộng thêm ra, theo chính sách "tàm thực" (lối xâm lấn dần dần như tằm ăn lá dâu) của tướng Nguyễn Cư Trinh. Sau khi con đường Nam tiến thành công, toàn lãnh thổ miền Nam được phân ra thành ba dinh lớn là: Trấn Biên dinh (trấn lỵ ở Biên Hòa), Phiên Trấn dinh (trấn lỵ ở Gia Định) và Long Hồ dinh (trấn lỵ ở Vĩnh Long).

Dưới thời Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long)[sửa | sửa mã nguồn] Bản Đồ Xứ Gia Định, Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 18. Vẽ lại một phần từ lược đồ của tác giả Tạ Chí Đại Trường (Tạ Chí Đại Trường (1973), Lịch sử Nội Chiến Việt Nam 1771- 1802, Sài Gòn: Nhà xuất bản Văn Sử Học, tr. 95 Vị trí thành Bát Quái so với sông Sài Gòn năm 1795 do Le Brun vẽ

Năm Bính Thân (1776), Gia Định bị quân Tây Sơn vào chiếm cứ [6]. Sau khi đánh lấy lại, tháng 11 (âm lịch) năm Kỷ Hợi (1779), chúa Nguyễn Phúc Ánh duyệt xem bản đồ, chia toàn miền Nam lúc bấy giờ ra thành một trấn (Hà Tiên) và 4 dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Trường Đồn [nâng lên từ đạo], Long Hồ) [7]. Tất cả các dinh trấn này đều chịu sự cai quản của phủ Gia Định [8]. Khi ấy, dinh Phiên Trấn có một huyện là Tân Bình, gồm 4 tổng là: Bình Dương, Tân Long, Thuận An và Phước Lộc.

Năm 1790, chúa Nguyễn Phúc Ánh sai đắp thành Bát Quái, đồng thời chọn thành phố Sài Gòn (thuộc tổng Bình Dương, huyện Tân Bình) [9] làm nơi đóng đô của mình, và gọi là Gia Định kinh. Địa vị kinh đô này chỉ tồn tại được trên 10 năm (1790 - 1801), vì sau khi lấy được Phú Xuân (1801), chúa Nguyễn liền dời đô ra đấy [10].

Năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long (tức chúa Nguyễn Phúc Ánh) cho đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, đồng thời cho các dinh cũng đổi thành các trấn, gồm: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Tất cả các trấn này nằm dưới sự cai quản của trấn Gia Định. Có thể coi đây là thời kỳ "Gia Định ngũ trấn"[8].

Đến năm Mậu Thìn (1808), nhà vua này định lại bờ cõi, phân địa giới toàn lãnh thổ Việt Nam ra làm 4 dinh gồm 25 trấn, đồng thời lại chia làm hai miền Bắc Nam, gọi là Bắc ThànhGia Định Thành để tiện việc cai quản[11]. Lúc bấy giờ, trấn Gia Định được đổi thành Gia Định Thành, và cho cai quản 5 trấn, là: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và An Giang[12].

Theo Nguyễn Đình Đầu, sở dĩ trấn Gia Định được đổi tên là "Gia Định Thành" là vì trước đây Gia Định và Phiên An cùng gọi là "trấn", rất dễ lẫn nhau, và dễ nhầm là ngang bậc nhau. Và cũng theo nhà nghiên cứu này, mặc dù danh xưng thay đổi, song Sài Gòn (thuộc trấn Phiên An) vẫn luôn là lỵ sở của các thời kỳ: phủ Gia Định, trấn Gia Định và Gia Định Thành[8].

Về mặt hành chính của Gia Định Thành, đứng đầu là Tổng trấn, có hai phụ tá là Hiệp Tổng trấn và Phó Tổng trấn. Các thuộc viên khác, gồm có Trấn thủ, Cai bộ và Ký lục. Đây chính là các quan chức đại diện cho triều đình để thống quản các trấn ở phía Nam [13].

Tổng trấn đầu tiên của Gia Định Thành là Nguyễn Văn Nhơn (hay Nhân), và vị Tổng trấn cuối cùng là Lê Văn Duyệt. Theo thống kê năm 1819, thì 5 trấn của Gia Định Thành có khoảng 700.000 dân, riêng trấn Phiên An có khoảng 180.000 dân [14].

Dưới thời Minh Mạng - Thiệu Trị[sửa | sửa mã nguồn] Nam Kỳ lục tỉnh giai đoạn (1832-1862)

Năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Thìn, 1832), sau khi Lê Văn Duyệt từ trần, nhà vua bãi bỏ chức Tổng trấn, chia miền Nam Việt Nam ra làm 6 tỉnh là: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (gọi chung là Nam Kỳ lục tỉnh), và không đặt một viên quan nào cai trị chung cho cả lục tỉnh nữa. Đơn vị hành chính Gia Định Thành kể như bị xóa sổ từ năm ấy (1832).

Lúc bấy giờ, tỉnh Phiên An gồm hai phủ là phủ Tân Bình (4 tổng lệ thuộc là Bình Dương, Tân Long, Thuận An và Phước Lộc đều thăng làm huyện) và phủ Tân An (lấy hai huyện Thuận An và Phước Lộc lập thành)[15].

Tháng 5 (âm lịch) năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, vua Minh Mạng cho đổi tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định[16]. Sau, nhà vua lại đặt thêm phủ Tây Ninh gồm hai huyện là Tân Ninh và Quang Hóa[17].

Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), lại đặt thêm phủ Hòa Thịnh (gồm hai huyện Tân Hòa và Tân Thịnh), và phủ Tân Bình lại đặt thêm huyện Bình Long[17].

Dưới thời Tự Đức[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tự Đức thứ 5 (1852), bỏ bớt phủ Hòa Thịnh. Cử Tri huyện Tân Hòa kiêm công việc của huyện Tân Thịnh, đồng thời lại cho thuộc vào phủ Tân An. Lại cho Tri phủ Tân Bình kiêm công việc ở huyện Bình Long [17].

Sau trận Đại đồn Chí Hòa (tháng 2 năm 1861), 3 tỉnh miền Đông (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) mất vào tay thực dân Pháp (theo Hòa ước Nhâm Tuất, 1862). Lần hồi cả sáu tỉnh Nam Kỳ đều bị họ chiếm hết, rồi trở thành thuộc địa (theo Hòa ước Giáp Tuất, 1874).

Dưới thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Về Nam Kỳ lục tỉnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 1944, Nam Kỳ lục tỉnh thời Nguyễn đã được thực dân Pháp chia thành 22 tỉnh như sau:

-Khu vực Sài Gòn cũ gồm các tỉnh: Gia Định, Tân Bình[18] và Chợ Lớn.

-Khu vực miền Đông gồm các tỉnh: Biên Hòa, Thủ Dầu Một (Bình Dương ngày nay), Tây Ninh, Bà Rịa và Vũng Tàu.

-Khu vực miền Tây gồm các tỉnh: Bến Tre, Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Trà Vinh, Long Xuyên, Châu Đốc, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hà Tiên.

Về việc hành chính, sau khi chiếm xong Gia Định, Đề đốc Charner cho thiết lập chế độ cai trị tạm thời. Nhiều sĩ quan được lãnh trách nhiệm cai trị, gọi là "Quản đốc bổn quốc sự vụ", vì lúc ấy các quan Nam triều đã bỏ đi hết...Đến thời Đô đốc Bonard mới giao phó cho một số viên chức người Việt. Tuy nhiên, kể từ năm 1859, cấp lãnh đạo tối cao lần lượt vẫn là các sĩ quan Hải quân cao cấp của Pháp, như Rigault de Genouilly, Page, Charner, Bonard, De la Grandière...

Năm 1864, Đô đốc De la Grandière thay đổi chế độ cai trị. Ba tỉnh miền Đông bị chia làm 7 khu vực: Bà Rịa, Biên Hòa, Cần Giuộc, Mỹ Tho, Sài Gòn, Tân An, Gò Công và Tây Ninh. Đây vẫn còn là tổ chức quân sự. Để chuyển dần qua chế độ dân sự, ngày 9 tháng 11 năm đó (1864), De la Gradière lập một tòa Thượng thư cai quản các quan Tham biện, sĩ quan và nhân viên công lực, v.v...Và trong năm 1865, riêng vùng Gia Định có mấy sở Tham biện được đặt ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Giuộc, Tây Ninh và Tân An.

Năm 1867, thực dân Pháp chiếm trọn 6 tỉnh Nam Kỳ. Sau đó, họ chia Nam Kỳ ra làm 6 tỉnh là Sài Gòn, Mỹ Tho, Biên Hòa, Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên, đồng thời đặt ra 24 sở Tham biện để cai quản số tỉnh ấy. Riêng ở Sài Gòn có 7 tham biện...

Tuy vậy, đến ngày 13 tháng 5 năm 1879, do lệnh của Tổng thống Pháp, bên quan văn mới được nắm quyền cai trị tối cao. Vị quan văn Pháp đầu tiên được cử làm Thống đốc Nam Kỳ là Charles Le Myre de Vilers. Từ đấy, việc quân sự và dân sự mới được phân biệt hẳn hoi.

Về tỉnh Gia Định[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi thực dân Pháp chiếm lấy tỉnh Gia Định thời Nguyễn, lần lượt họ đã chia cắt ra làm 6 tỉnh là: Gia Định, Chợ Lớn (lập năm 1876), Tân An (lập năm 1854), Tây Ninh (lập năm 1900), Gò Công (lập năm 1900) và Tân Bình (lập năm 1944).

Năm 1956, tỉnh Chợ Lớn sáp nhập với tỉnh Tân An thành tỉnh Long An, tỉnh Gò Công sáp nhập với tỉnh Mỹ Tho thành tỉnh Định Tường...[19]

Bình luận (2)
FD
11 tháng 1 2019 lúc 22:10
Lịch sử (sơ lược) Đất Gia Định xưa thuộc nước Phù Nam (tồn tại khoảng đầu thế kỷ 1 đến khoảng nửa thế kỷ 7), sau đó thuộc vương quốc Chân Lạp(nay là Campuchia). Tuy nhiên, "thuộc" một cách lỏng lẻo: "các dân tộc vẫn sống tự trị, và mấy sóc Khrmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chánh thuộc triều đình La Bích (Chân Lạp). Trong khi đó triều đình ấy phải tập trung lực lượng ở phía nam Biển Hồ (sau khi bỏ Ăngco ở phía bắc) để đối đầu với Xiêm La (nay là Thái Lan) đang tiếp tục lấn đất Chân Lạp ở phía tây. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa"[1].

Theo sử liệu, lưu dân Việt đã đến đây khai hoang và làm ăn sinh sống vào đầu thế kỷ 17, nhờ có cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1620. Vì mưu sinh, có thể lưu dân Việt đã có mặt ở đây trước khi có cuộc hôn nhân ấy. Song, chính nhờ mối quan hệ đó, mà Đại Việt (nay là Việt Nam) và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống, tạo điều kiện cho lưu dân Việt ngày càng đông đảo hơn ở khu vực Đồng Nai, Sài Gòn...[2].

Và căn cứ đoạn chép trong Gia Định thành thông chí, thì lúc bấy giờ lưu dân Việt "ở lẫn với người Cao Mên" (tức Chân Lạp), trích:

"Năm Mậu Tuất (1658)...vua (chúa Nguyễn Phúc Tần) sai Phó tướng Yến Vũ hầu (Nguyễn Phước Yến)...đem 2000 quân, đi tuần đến thành Mỗi Xoài nước Cao Mên, đánh phá được, bắt vua nước ấy là Nặc Ông Chân, đóng gông đem đến hành tại ở dinh Quảng Bình. Vua dụ tha tội...Khi ấy địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn đất"..[3]

Trong công cuộc Nam tiến

Năm Kỷ Mùi (1679), vì không theo nhà Thanh, các tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình đã đem hơn 3.000 quân cùng 50 chiếc thuyền từ Quảng Đông (Trung Quốc) vào hai cửa biển là Tư Dung (cửa Tư Hiền) và Đà Nẵng xin qui phụ. Nghe theo lời bàn của triều thần, chúa Nguyễn Phúc Tần bèn cho họ vào ở xứ Đồng Nai (nhóm Trần Thượng Xuyên) và xứ Mỹ Tho (nhóm Dương Ngạn Địch). Từ đó, họ vỡ đất phá hoang, cày ruộng, dựng nhà và phố chợ, buôn bán giao thông với người Trung Quốc, Tây Dương, Nhật Bản, Đồ Bàn...khiến phong tục văn minh dần dần phổ biến...[4].

Đến đầu năm Mậu Dần (1698), nhận lệnh của chúa Nguyễn Phúc Chu, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược nước Chân Lạp. Sau đó, ông "lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, đặt xứ Đồng Nai (Lộc Dã) làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (vùng Biên Hòa); xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (vùng Gia Định). Các nơi đều đặt quan lưu giữ. Mở đất ngàn dặm, được trên 4 vạn hộ. Chiêu mộ dân xiêu tán từ Bố Chánh trở vào Nam cho đến ở, thành lập xã thôn, khai khẩn ruộng đồng, làm sổ đinh, sổ điền. Lại lấy những lái buôn người Hoa sống ở Trấn Biên lập nên xã Thanh Hà, những người ở Phiên Trấn lập nên xã Minh Hương"...[5].

Vậy, kể từ năm đó (1698), dinh Phiên Trấn gồm một phủ (Gia Định) và một huyện (Tân Bình). Về mặt hành chính, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt chức Giám quân, Cai bộ và Ký lục để cai trị.

Dần dần, đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, vùng đất phía Nam nới rộng thêm ra, theo chính sách "tàm thực" (lối xâm lấn dần dần như tằm ăn lá dâu) của tướng Nguyễn Cư Trinh. Sau khi con đường Nam tiến thành công, toàn lãnh thổ miền Nam được phân ra thành ba đình lớn là: Trấn Biên dinh (trấn lỵ ở Biên Hòa), Phiên Trấn định (trấn lỵ ở Gia Định) và Long Hồ dinh (trấn lỵ ở Vĩnh Long).

Vị trí thành Bát Quái so với sông Sài Gòn năm 1795 do Le Brun vẽ

Năm Bính Thân (1776), Gia Định bị quân Tây Sơn vào chiếm cứ [6]. Sau khi đánh lấy lại, tháng 11 (âm lịch) năm Kỷ Hợi (1779), chúaNguyễn Phúc Ánh duyệt xem bản đồ, chia toàn miền Nam lúc bấy giờ ra thành một trấn (Hà Tiên) và 4 dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Trường Đồn [nâng lên từ đạo], Long Hồ) [7]. Tất cả các dinh trấn này đều chịu sự cai quản của phủ Gia Định [8]. Khi ấy, dinh Phiên Trấn có một huyện là Tân Bình, gồm 4 tổng là: Bình Dương, Tân Long, Thuận An và Phước Lộc.

Năm 1790, chúa Nguyễn Phúc Ánh sai đắp thành Bát Quái, đồng thời chọn thành phố Sài Gòn (thuộc tổng Bình Dương, huyện Tân Bình) [9] làm nơi đóng đô của mình, và gọi là Gia Định kinh. Địa vị kinh đô này chỉ tồn tại được trên 10 năm (1790 - 1801), vì sau khi lấy được Phú Xuân (1801), chúa Nguyễn liền dời đô ra đấy [10].

Năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long (tức chúa Nguyễn Phúc Ánh) cho đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, đồng thời cho các dinh cũng đổi thành các trấn, gồm: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Tất cả các trấn này nằm dưới sự cai quản của trấn Gia Định. Có thể coi đây là thời kỳ "Gia Định ngũ trấn"[8].

Đến năm Mậu Thìn (1808), nhà vua này định lại bờ cõi, phân địa giới toàn lãnh thổ Việt Nam ra làm 4 dinh gồm 25 trấn, đồng thời lại chia làm hai miền Bắc Nam, gọi là Bắc ThànhGia Định Thành để tiện việc cai quản[11]. Lúc bấy giờ, trấn Gia Định được đổi thành Gia Định Thành, và cho cai quản 5 trấn, là: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và An Giang[12].

Theo Nguyễn Đình Đầu, sở dĩ trấn Gia Định được đổi tên là "Gia Định Thành" là vì trước đây Gia Định và Phiên An cùng gọi là "trấn", rất dễ lẫn nhau, và dễ nhầm là ngang bậc nhau. Và cũng theo nhà nghiên cứu này, mặc dù danh xưng thay đổi, song Sài Gòn(thuộc trấn Phiên An) vẫn luôn là lỵ sở của các thời kỳ: phủ Gia Định, trấn Gia Định và Gia Định Thành[8].

Về mặt hành chính của Gia Định Thành, đứng đầu là Tổng trấn, có hai phụ tá là Hiệp Tổng trấn và Phó Tổng trấn. Các thuộc viên khác, gồm có Trấn thủ, Cai bộ và Ký lục. Đây chính là các quan chức đại diện cho triều đình để thống quản các trấn ở phía Nam [13].

Tổng trấn đầu tiên của Gia Định Thành là Nguyễn Văn Nhơn (hay Nhân), và vị Tổng trấn cuối cùng là Lê Văn Duyệt. Theo thống kê năm 1819, thì 5 trấn của Gia Định Thành có khoảng 700.000 dân, riêng trấn Phiên An có khoảng 180.000 dân [14].

Nam Kỳ lục tỉnh giai đoạn (1832-1862)

Năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Thìn, 1832), sau khi Lê Văn Duyệt từ trần, nhà vua bãi bỏ chức Tổng trấn, chia miền Nam Việt Nam ra làm 6 tỉnh là: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (gọi chung là Nam Kỳ lục tỉnh), và không đặt một viên quan nào cai trị chung cho cả lục tỉnh nữa. Đơn vị hành chính Gia Định Thành kể như bị xóa sổ từ năm ấy (1832).

Lúc bấy giờ, tỉnh Phiên An gồm hai phủ là phủ Tân Bình (4 tổng lệ thuộc là Bình Dương, Tân Long, Thuận An và Phước Lộc đều thăng làm huyện) và phủ Tân An (lấy hai huyện Thuận An và Phước Lộc lập thành)[15].

Tháng 5 (âm lịch) năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, vua Minh Mạng cho đổi tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định[16]. Sau, nhà vua lại đặt thêm phủ Tây Ninh gồm hai huyện là Tân Ninh và Quang Hóa[17].

Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), lại đặt thêm phủ Hòa Thịnh (gồm hai huyện Tân Hòa và Tân Thịnh), và phủ Tân Bình lại đặt thêm huyện Bình Long[17].

Dưới thời Tự Đức

Năm Tự Đức thứ 5 (1852), bỏ bớt phủ Hòa Thịnh. Cử Tri huyện Tân Hòa kiêm công việc của huyện Tân Thịnh, đồng thời lại cho thuộc vào phủ Tân An. Lại cho Tri phủ Tân Bình kiêm công việc ở huyện Bình Long [17].

Sau trận Đại đồn Chí Hòa (tháng 2 năm 1861), 3 tỉnh miền Đông (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) mất vào tay thực dân Pháp (theoHòa ước Nhâm Tuất, 1862). Lần hồi cả sáu tỉnh Nam Kỳ đều bị họ chiếm hết, rồi trở thành thuộc địa (theo Hòa ước Giáp Tuất, 1874).

Dưới thời Pháp thuộc

Về Nam Kỳ lục tỉnh

Tính đến năm 1944, Nam Kỳ lục tỉnh thời Nguyễn đã được thực dân Pháp chia thành 22 tỉnh như sau:

-Khu vực Sài Gòn cũ gồm các tỉnh: Gia Định, Tân Bình[18] và Chợ Lớn.

-Khu vực miền Đông gồm các tỉnh: Biên Hòa, Thủ Dầu Một (Bình Dương ngày nay), Tây Ninh, Bà Rịa và Vũng Tàu.

-Khu vực miền Tây gồm các tỉnh: Bến Tre, Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Trà Vinh, Long Xuyên, Châu Đốc, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hà Tiên.

Về việc hành chính, sau khi chiếm xong Gia Định, Đề đốc Charner cho thiết lập chế độ cai trị tạm thời. Nhiều sĩ quan được lãnh trách nhiệm cai trị, gọi là "Quản đốc bổn quốc sự vụ", vì lúc ấy các quan Nam triều đã bỏ đi hết...Đến thời Đô đốc Bonard mới giao phó cho một số viên chức người Việt. Tuy nhiên, kể từ năm 1859, cấp lãnh đạo tối cao lần lượt vẫn là các sĩ quan Hải quân cao cấp của Pháp, như Rigault de Genouilly, Page, Charner, Bonard, De la Grandière...

Năm 1864, Đô đốc De la Grandière thay đổi chế độ cai trị. Ba tỉnh miền Đông bị chia làm 7 khu vực: Bà Rịa, Biên Hòa, Cần Giuộc, Mỹ Tho, Sài Gòn, Tân An, Gò Công và Tây Ninh. Đây vẫn còn là tổ chức quân sự. Để chuyển dần qua chế độ dân sự, ngày 9 tháng 11 năm đó (1864), De la Gradière lập một tòa Thượng thư cai quản các quan Tham biện, sĩ quan và nhân viên công lực, v.v...Và trong năm 1865, riêng vùng Gia Định có mấy sở Tham biện được đặt ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Giuộc, Tây Ninh và Tân An.

Năm 1867, thực dân Pháp chiếm trọn 6 tỉnh Nam Kỳ. Sau đó, họ chia Nam Kỳ ra làm 6 tỉnh là Sài Gòn, Mỹ Tho, Biên Hòa, Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên, đồng thời đặt ra 24 sở Tham biện để cai quản số tỉnh ấy. Riêng ở Sài Gòn có 7 tham biện...

Tuy vậy, đến ngày 13 tháng 5 năm 1879, do lệnh của Tổng thống Pháp, bên quan văn mới được nắm quyền cai trị tối cao. Vị quan văn Pháp đầu tiên được cử làm Thống đốc Nam Kỳ là Charles Le Myre de Vilers. Từ đấy, việc quân sự và dân sự mới được phân biệt hẳn hoi.

Về tỉnh Gia Định

Sau khi thực dân Pháp chiếm lấy tỉnh Gia Định thời Nguyễn, lần lượt họ đã chia cắt ra làm 6 tỉnh là: Gia Định, Chợ Lớn (lập năm 1876), Tân An (lập năm 1854), Tây Ninh (lập năm 1900), Gò Công (lập năm 1900) và Tân Bình (lập năm 1944).

Năm 1956, tỉnh Chợ Lớn sáp nhập với tỉnh Tân An thành tỉnh Long An, tỉnh Gò Công sáp nhập với tỉnh Mỹ Tho thành tỉnh Định Tường...[19]

Thời Việt Nam Cộng hòa Phân chia hành chánh tỉnh Gia Định 1973. Đô thành Sài Gòn nằm giữa nhưng không phụ thuộc tỉnh Gia Định

Năm 1956, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Gia Định là một trong 22 tỉnh của Nam phần (tức Nam Kỳ lục tỉnh), không kể Đô thành Sài Gòn. Năm 1957, tỉnh Gia Định gồm có 6 quận, 10 tổng và 61 xã:

Quận Gò Vấp có 1 tổng Bình Trị Thượng; quận lỵ: Hạnh Thông Xã. Quận Tân Bình có 1 tổng Dương Hòa Thượng; quận lỵ: xã Phú Nhuận. Quận Hóc Môn có 2 tổng: Bình Thạnh Trung, Long Bình; quận lỵ: Thới Tam Thôn. Quận Thủ Đức có 2 tổng: An Bình, An Điền; quận lỵ: Linh Đông Xã. Quận Nhà Bè có 1 tổng Bình Trị Hạ; quận lỵ: xã Phú Xuân Hội. Quận Bình Chánh có 3 tổng: Long Hưng Thượng, Long Hưng Trung, Tân Phong Hạ; quận lỵ: xã Bình Chánh.

Năm 1970, Gia Định chia thành 8 quận, ngoài các quận trên còn có thêm:

Quận Quảng Xuyên Quận Cần Giờ

Năm 1974, tỉnh Gia Định có 8 quận, 74 xã, 351 ấp với 1.422.653 dân.

Thời CHXHCN Việt Nam

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, tháng 5 năm đó, tỉnh Gia Định (ngoại trừ 2 quận: Cần Giờ và Quảng Xuyên) được sáp nhập với Đô thành Sài Gòn, gộp thêm một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Hậu Nghĩa để trở thành thành phố Sài Gòn - Gia Định.

Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định được chính thức đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh [20]

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
YT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết