Ôn tập lịch sử lớp 9

GH

Câu 1

Trình bày và nêu nhận xét về những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1924.

Câu 2

Hoàn chỉnh bảng hệ thống kiến thức về chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong hai thời kì 1930-1931 và 1936-1939, theo mẫu sau:

Phong trào cách mạng 1930-1931

Phong trào cách mạng 1936-1939

Nhiệm vụ

Lực lượng

Hình thức đấu tranh

Hình thức tập hợp lực lượng

Câu 3

Làm rõ điều kiện chủ quan, khách quan của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, ĐCS Đông Dương và Mặt trận Việt Minh có chủ trương, biện pháp gì để lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền?

Câu 4

Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, tình hình thế giới phát triển theo các xu thế nào? Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?

Đề nóng hổi đây khá khó đó

Khuyến khích các bn yêu thick lịch sử @Dương Nguyễn,@Trần Thọ Đạt, @Tử dii chu, ... nhé

```````````````~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~"""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""

TQ
9 tháng 7 2017 lúc 9:47

Câu 1

Trình bày và nêu nhận xét về những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1924.

- Năm 1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp. - Tháng 6/1919, Người gửi tới Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam. - Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin . Người đã tìm ra con đường giành độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam . - Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3 và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Người trở thành Đảng viên Cộng sản và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. => Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản. - Năm 1921, Người sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. - Người sáng lập, chủ bút báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo “Nhân đạo”, “Đời sốngcông nhân”, đặc biệt biên soạn cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925) - Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản (1924). - Tháng 11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc), trực tiếp tuyên truyền lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam. => Như vậy, Người đã chuẩn bị về mặt chính trị tư tưởng để truyền bá vào Việt Nam.

Câu 4

Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, tình hình thế giới phát triển theo các xu thế nào? Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?

a) Về thời cơ: Từ sau “chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước. - Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. - Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. b) Về thách thức: - Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu, và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình. - Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn nhiều hạn chế… - Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới… - Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài… - Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý… - Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.
Bình luận (1)
DT
9 tháng 7 2017 lúc 17:00

Câu 1: Trước nhé

a. Những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1924.

+ 18.6.1919: Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho những người VN yêu nước sống tại Pháp gửi “Bản yêu sách” đến Hội nghị Vec-xai.

+ Tháng 7.1920: NAQ đọc được “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin, từ đó, Người tin theo Lê-nin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.

+ Tháng 12.1920: tại Đại hội của đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, NAQ bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của NAQ, chuyển Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mac-Lê-nin và đi theo con đường cách mạng vô sản.

+ Năm 1921: NAQ sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri để đoàn kết lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua đó truyền bá chủ nghĩa Mac-Lê-nin đến với các dân tộc thuộc địa.

+ Năm 1922: Tờ báo Người cùng khổ do NAQ làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút đã vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng…NAQ còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…Người còn viết cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp. Mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm đoán, các sách báo nói trên vẫn được bí mật chuyển về Việt Nam.

+ Tháng 6.1923: NAQ rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành.

+ Năm 1924: Người đã tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế thứ ba, và trình bày lập trường- quan điểm của mình tại Đại hội….

+ Cuối năm 1924: NAQ rời Liên Xô về Quảng Châu-Trung Quốc.

b) NHận xét:

- Khác với các bậc tiền bối như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu sang phương Đông để tìm con đường cứu nước thì NAQ đã sang phương Tây…..

- Người đã tìm thấy con đường cứu nước duy nhất đúng cho dân tộc VN, đó là con đường CMVS.

- Những hoạt động của NAQ từ 1919-1924 là một bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp sau.

Bình luận (0)
DT
10 tháng 7 2017 lúc 7:19

Câu 4:
a. Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, tình hình thế giới phát triển theo các xu thế :

+ Sau bốn thập niên chạy đua vũ trang quá tốn kém, cuối cùng tháng 12.1989, Tổng thống Mĩ Bu-sơ (cha) và Tổng Bí thư ĐCS Liễn Xô Gooc-ba-chốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”. Từ đó, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến và diễn ra theo các xu hướng sau:

+ Một là, xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước lớn tránh xung đột trực tiếp, đối đầu nhau. Các xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hòa bình giải quyết các tranh chấp.

+ Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. Nhưng Mĩ lại chủ trương “thế giới đơn cực” để dễ bề chi phối, thống trị thế giới.

+ Ba là, từ sau “chiến tranh lạnh” và dưới tác động của cuộc cách mạng KHKT, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. Các nước đều đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tế như: EU, ASEAN…

+ Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái…Nguyên nhân là do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo và tranh chấp biên giới, lãnh thổ…

+ Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI. VN cũng ở trong tình hình đó.

b. “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc

+ Thời cơ: trong bối cảnh chung của thế giới, “hòa bình”, “hợp tác” đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các quốc gia dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. (thu hút vốn đầu tư nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm, đi tắt đón đầu để rút ngắn thời gian xây dựng đất nước…)

+ Thách thức: các quốc gia dân tộc cần tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất đẻ phát huy thế mạnh, hạn chế những rủi ro trong quá trình “hợp tác” , “phát triển”. “Hòa nhập” nếu không vững sẽ bị tụt hậu về kinh tế và bị “hòa tan” về chính trị, văn hóa, xã hội…

Bình luận (0)
DT
10 tháng 7 2017 lúc 17:04

Mình biết đề này trên mạng rồi

Bình luận (1)
AN
11 tháng 7 2017 lúc 8:12

CÂU 4:

* Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:

Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế:

+ Xuất hiện xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

+ Đang xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.

+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.

*Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PN
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
GC
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết