Ôn tập lịch sử lớp 9

LD

Câu 1:Trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp và Trung Quốc từ 1919-1930?Nêu ý nghĩa những hoạt động đó?

Câu 2:Nêu tóm tắt hoạt động phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân từ 1926-trước 1930?Điểm mới của phong trào đấu tranh là gì?

Câu 3:Trình bày hoàn cảnh,ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1937?

Câu 4:Trình bày hoàn cảnh,chủ trương,ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939?

Câu 5:Khái quát các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn-Nam Kỳ Binh biến Đô Lương?Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khởi nghĩa này?

Câu 6:Trình bày hoản cảnh,nội dung và ý nghĩa của Hội nghị TƯ VIII(5/1941)

H24

Câu 1. - 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

- Từ năm 1911 - 1917, Người đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ… làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động.

- Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. 

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lênin và đứng về Quốc tế thứ ba. 

- Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 

- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.

- Năm 1922, ra báo “Le Paria” (Người cùng khổ) - vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài cho các báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (Những sách báo này đã được bí mật chuyển về Việt Nam).

Câu 2. + Có 25 vụ đấu tranh riêng rẽ và có quy mô tương đối lớn          + Mở đầu là cuộc bãi công của thuỷ thủ Hải Phòng, Sài Gòn đòi phụ cấp đắt đỏ.          + Năm 1920, công nhân Sài Gòn, Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu

          + Năm 1921, một số công nhân, thuỷ thủ Việt Nam làm việc trên các tàu của Pháp gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông.

          + Năm 1922, công nhân viên chức Bắc Kỳ đòi chủ phải cho nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. Cùng năm đó, còn có cuộc bãi công của công nhân thợ Nhuộm ở Chợ Lớn đòi tăng lương.

          + Từ năm 1924, nhiều cuộc bãi công của thợ nhà máy đèn, xát gạo, rượu, dệt ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương nổ ra.

          + Đặc biệt vào năm 1925, cuộc bãi công của thợ máy sửa chữa tàu thuỷ của xưởng Ba Son (Sài Gòn) đã ngăn không cho tàu Pháp đưa lính sang tham gia đàn áp cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc và các thuộc địa Pháp ở Châu Phi. 

     Điểm mới: Phong trào công nhân thời kỳ 1912 - 1925 diễn ra còn lẻ tẻ tự phát song ý thức giai cấp đã phát triển lên rõ rệt. Phong trào công nhân chưa có sự phối hợp giữa công nhân các ngành và địa phương, mục tiêu đấu tranh chủ yếu vẫn là đòi quyền lợi kinh tế hàng ngày. Nhìn chung, phong trào công nhân giai đoạn này còn mang tính tự phát.

Tạm thời trả lời 2 câu trước nha bạn :))

          

Bình luận (3)
H24

Câu 3.  - Hoàn cảnh của cuộc Cách mạng:

+ Phong trào Cách mạng diễn ra sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và trong thời kì thực dân Pháp áp dụng chính sách Khủng Bố Trắng một cách tàn bạo với nhân dân ta

+ Cách mạng diễn ra khi mâu thuẫn xã hội đang ngày càng gay gắt (dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến)

+ Diễn ra vào thời điểm khi mà phong trào Cách mạng quốc tế có ảnh hưởng đối với Việt Nam.

- Ý nghĩa của phong trào Cách mạng:

+ Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.

+ Khối liên minh công-nông hình thành. 

+ Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này . 

+ Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế 

*P/S: có gì thắc mắc ở câu 3 này thì nhắn mình nha ^^

Bình luận (0)
H24

Câu 4. # Hoàn cảnh:

- Hoàn cảnh thế giới:

+ Chủ nghĩa phát xít hình thành, trở thành mối nguy cơ chiến tranh, đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.

+ 7/1935 Đại hội lần thứ 7 của quốc tế cộng sản chủ trương thành lập mặt trận ND nhằm chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

+ 5/1936 mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chính quyền ban hành chính sách tiến bộ cho cả thuộc địa.

- Hoàn cảnh trong nước: Hậu quả của khủng hoảng kinh tế cùng chính cách phản động của Pháp làm cho đời sống nhân dân ta càng đói khổ.

# Chủ trương: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

# Ý nghĩa: 

+ Trình độ chính trị và công tác của cán bộ Đảng viên được nâng lên, uy tín của Đảng mở rộng.

+ Quần chúng được tập dượt đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành

+ Là cuộc tập dượt thứ 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng 8/1945.

P/S: có gì thắc mắc trong câu trả lời thì nói mình nha

Bình luận (0)
H24

Câu 6: # Hoàn cảnh:

- Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ ba. Tháng 6-1941, phát xít Đức mở cuộc tấn công Liên xô.

+ Trong thế giới hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô dẫn dầu, một bên là khối phát xít Đức – Ý – Nhật. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một phần trong cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ.

- Trong nước:

+ Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật câu kết với nhau để gây áp bức, thống trị nhân dân Đông Dương, vận mệnh của dân tộc nguy vong hơn bao giờ hết.

+ Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941) đã chủ trương:

+ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.

+ Chủ trương thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh" gọi tắt là Việt Minh.

# Nội dung:

– Đặt ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Phải giải quyết được vấn đề độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc.

– Thành lập Mặt trận Việt Minh

– Tạm gác khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của địa chủ cho dân cày”. Thực hiện khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày

– Giải quyết vấn đề dân tộc trong từng nước Đông Dương

# Ý nghĩa :

– Có nhiều ý nghĩa. Thể hiện một cách sâu sắc, hoàn chỉnh về vấn đề giải phóng dân tộc. Đồng thời, đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam

– Tạo tiền đề quan trọng trong việc quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945

Bình luận (0)
H24

Câu 5: a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)

Nguyên nhân: Ngày 22/9/1940 quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, quân Pháp thua to phải rút chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa.

- Diễn biến: Đêm ngày 27/9/1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân Bắc Sơn đã nổi dậy chặn đánh quân Pháp. Chính quyền địch ở Bắc Sơn tan rã, nhân dân thành lập chính quyền cách mạng. Đội Du kích Bắc Sơn ra đời.

- Kết quả: Pháp - Nhật câu kết với nhau đàn áp khốc liệt cuộc khởi nghĩa.

- Ý nghĩa: Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi Đảng ta chuyển hướng đấu tranh. Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.

b) Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)

- Nguyên nhân:

+ Tháng 11/1940, thực dân Pháp và Thái Lan xảy ra xung đột. Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân ta rất căm phẫn, phản đối việc làm đó của thực dân Pháp.

+ Trước tình hình đó, tháng 11/1940 Xứ ủy Nam Kì quyết định khởi nghĩa, trong bối cảnh lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương không về kịp.

- Diễn biến:

+ 11-1940 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đình Bảng - Từ Sơn- Bắc Ninh, xác định kẻ thù chính là đế quốc Pháp - Nhật; duy trì đội du kích Bắc Sơn, lập căn cứ du kích và đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kì vì thời cơ  chưa chín muồi.

+  Kế hoạch bị lộ nhưng lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy đã đến các địa phương, nên khởi nghĩa vẫn nổ ra đêm 22 rạng sáng 23/11/1940.

+ Khởi nghĩa bùng nổ từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ: Biên Hòa, Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long,... Chính quyền cách mạng thành lập ở nhiều nơi, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa này.

- Kết quả: Pháp cho máy bay ném bom tàn sát nhân dân những vùng nổi dậy và bắt nhiều người. Nghĩa quân còn lại rút về Đồng Tháp và U Minh để củng cố lực lượng.

- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kì, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành độc lập.

c) Binh biến Đô Lương (13/01/1941)

- Nguyên nhân: Binh lính người Việt trong quân đội Pháp hết sức bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho quân Pháp.

- Diến biến: Ngày 13/1/1941 binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An) dưới sự chỉ huy của Đội Cung đã nổi dậy với mục tiêu chiếm đồn Đô Lương rồi kéo về Vinh kết hợp với binh lính ở đây chiếm thành. Nhưng kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp đàn áp dã man.

- Kết quả: toàn bộ binh lính nổi dậy đều bị bắt. Đội Cung với 10 đồng chí của ông bị xử bắn, nhiều người bị tù đày.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta nói chung và binh lính người Việt trong quân đội Pháp nói riêng.

P/S: có gì không đúng thì nhắn với mình nha :))

Bình luận (2)
H24

_Trả lời lại Câu 2_

# Tóm tắt hoạt động của phong trào:

- Trong hai năm 1926 - 1927, ở nước ta đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân, học sinh học nghề. Lớn nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, tiếp đến là bãi công của công nhân đồn điền cà phê Rayna, đồn điền cao su Phú Riềng.

- Trong hai năm 1928 - 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam. Tiêu biểu là:

+ Năm 1928, bãi công của công nhân nổ ra ở mỏ than Mạo Khê, nhà máy nước đá La - ruy (Sài Gòn), đồn điền Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, đồn điền cao su Cam Tiêm, nhà máy Tơ Nam Định,...

+ Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở nhà máy chai Hải Phòng, nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy AVIA (Hà Nội), nhà máy điện Nam Định, dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng,...

# Điểm mới của phong trào:

- Phong trào đã mang tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu có sự liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Các phong trào đã phát triển thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tạo điều kiện cho các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.

______________________________

P/S: phần in đậm là bắt buộc, còn phần còn lại bạn có thể tùy tình huống mà lược bỏ bớt nha. Xin lỗi vì sự bất tiện.

 

Bình luận (0)
NH
8 tháng 3 2022 lúc 4:46

Câu 1.

* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1919/1923)

- 18/6/1919: Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam

- 1920: Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

- 12/1920: Nguyễn Ái Quốc tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

- 1921-1922: lập "Hội liên hiệp thuộc địa", sáng lập báo "Người cùng khổ", viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và cuốn sách "Bản án chế độ thực dân Pháp".

=> Ý nghĩa, đánh giá công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam qua những hoạt động của Người ở Pháp: Người đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản.

* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quosc: 

- 6/1925. Nguyễn Ái Quốc lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, trong đó lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.

- Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng, xuất bản báo Thanh niên, in sách đường kách mệnh (đầu 1927)

- Năm 1928, thực hiện phong trào "vô sản hoá" đưa hội viên vào nhà mày, hầm mỏ, cùng sống và lao động với côn g nhân để rèn luyện và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

=> Ý nghĩa: Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.

Bình luận (0)