Bài 24. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1873

QN

Câu 1: Tại sao Pháp đánh chiếm Bắc Kì năm 1873?

Câu 2: Vì sao quân triều đình ở Hà Nội đông hơn Pháp mà vẫn bị thua?

Câu 3: Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần I?

Câu 4: Hoàn cảnh, diễn biến Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)?

TL
2 tháng 4 2020 lúc 21:02

1.

* Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

2.

- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.

- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.

=> Vì vậy, quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc

3.

* Diễn biến trận Cầu Giấy năm 1873:

- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.

- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.

- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.

- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận.


4.

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
2 tháng 4 2020 lúc 21:05

Câu 1: Tại sao Pháp đánh chiếm Bắc Kì năm 1873?

Pháp đánh chiếm Bắc Kì năm 1873 nhằm xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.

Câu 2: Vì sao quân triều đình ở Hà Nội đông hơn Pháp mà vẫn bị thua?

- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.

- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.

=> Vì vậy, quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc

Câu 3: Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần I?

* Diễn biến trận Cầu Giấy năm 1873:

- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.

- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.

- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.

- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận.

Câu 4: Hoàn cảnh, diễn biến Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)?

Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) được kí kết trong hoàn cảnh:

- Ngày 23-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công và chiếm được Đại đồn Chí Hòa. Thừa thắng, quân Pháp chiếm luôn Định Tường (12-4-1861), Biên Hòa (18-12-1861), Vĩnh Long (23-3-1862).

- Nhân dân ta vẫn tiến hành cuộc kháng chiến quyết liệt. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy,… chiến đấu rất anh dũng, lập nhiều chiến công.

- Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo) làm nức lòng quân dân ta.

- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày một dâng cao, khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HS
Xem chi tiết