Các phương châm hội thoại (tiếp)

DP

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Bài tập 1: Cho biết các trường hợp sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a) Truyện cười Tây Ban Nha "Hết bao lâu"

Một bà già tới phòng bán vé mấy bay hỏi:

-Xin làm ơn cho biết từ Madrid đến Mêhico bay hết bao lâu?

Nhân viên đang bận đáp:

-1 phút nhé!

-Xin cảm ơn!-Bà giá đáp và đi ra.

b) Trong "Bình Ngô Đại Cáo", Nguyễn Trãi viết:

"Cho nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi."

c) Những sự thật lịch sử không thể chối cãi nhằm lên án, kết tội thực dân Pháp trong 80 năm thống trị đất nước ta:

"Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược."

(trích "Tuyên ngôn độc lập")

d) Những chuyện cười châm biếm những kẻ ăn nói khoác lác ở đời:

"Con rắn vuông"

"Đi mây về gió"

"Một tấc lên giời"

e) -"Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"

-"Ông chẳng bà chuộc"

f) Trong truyện "Đặc sản Tây Ban Nha"

Hai người ngoại quốc tới thăm Tây Ban Nha nhưng không biết tiếng. Họ vào khách sạn và muốn ăn món bít tết. Ra hiệu, chỉ trỏ, lấy giấy bút vẽ con bò và đề một số "2" to tướng bên cạnh. Người phục vụ "A" một tiếng vui vẻ và mang ra 2 chiếc vé đi xem đấu bò tót.

g) "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe."

Bài tập 2:

Câu 1: Xác định phương châm hội thoại liên quan đến mỗi thành ngữ sau:

a. Nói có sách, mách có chứng.

b. Ông nói gà, bà nói vịt.

c. Dây cà ra dây muống.

Câu 2: Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ sau. Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."

Câu 3: Các câu sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

a. Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt

b. Tôi nhìn thấy một con lợn to bằng con trâu

c. Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân.

d. Ăn nhiều rau quả xang sẽ chữa được một số bệnh về tim mạch.

Câu 4: Xác định phương châm hội thoại trong cuộc hội thoại sau. Biện pháp tu từ nào đã giúp thực hiện phương châm đó?

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

-Bác trai đã khá rồi chứ?

-Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Những xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

(Tắt đèn_Ngô Tất Tố)

Bài tập 3 :

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, đoạn kể về Thuý Kiều bị đưa vào lầu xanh, Từ Hải - một bậc anh hùng cái thế – gặp Kiều nơi này, song vẫn tâm sự:

 

“ Thiếp danh đưa đến lầu hồng”

 

Theo em Từ Hải có “vi phạm” phương châm hội thoại nào không? vì sao?

 

Bài tập 4: Sau đây là ba lượt lời của nhân vật chị Dậu nói với nhân vật cai lệ trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố:

+ Lượt lời thứ nhất: “- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”.

+ Lượt lời thứ hai: “ - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”.

+ Lượt lời thứ ba: “ – Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”.

Từ ba lượt lời trên, em hãy cho biết:

a) Từ ngữ xưng hô đã làm cho vai xã hội của các nhân vật thay đổi như thế nào?
b) Sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự của người nói được thể hiện ra sao?
c) Ý nghĩa của sự thay đổi từ ngữ xưng hô của nhân vật?

 

Bài tập 5:

Câu tục ngữ “ Lời nói gói vàng” và câu “ Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có phải mâu thuẩn nhau không ? Dựa vào phương châm hội thoại em hãy lý giải điều đó.

 


Các câu hỏi tương tự
UN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết