Các em hãy trả lời các câu hỏi sau của tiết 43:
1. Nhiệt độ và độ ẩm đã ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào? Chia chúng thành mấy
nhóm? Tìm 3 VD cho mỗi nhóm.
2. Quan sát thực tế, người ta đã vận dụng ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến sinh vật
ra sao? Tìm 2 VD minh họa.
3. Vì sao cùng sống nơi ẩm ướt nhưng lá lúa có mô giậu phát triển còn lá lốt thì không?
Nhân tố sinh thái nào đã ảnh hưởng đến 2 cây này? Từ đây, em hãy rút ra nhận xét.
Câu 1:
- Đối với thực vật:
+ Cây sống ở vùng nhiệt đới, lá có tầng cutin dày để hạn chế bớt sự thoát hơi nước.
+ Cây ở vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày bao bọc, cách nhiệt bảo vệ cây. Ngoài hình thái của cây nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và hoạt động của diệp lục.
- Đối với động vật:
+ Động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh kích thước cơ thể lớn hơn, tai, các chi, đuôi, mỏ cũng lớn hơn động vật xứ nóng, góp phần giảm toả nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.Khi nhiệt độ môi trường quá cao động vật có hiện tượng nghỉ hè. Còn nhiệt độ xuống thấp động vật có hiện tượng trú đông hoặc ngủ đông. Mặt khác nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lí, lượng thức ăn, tốc độ tiêu hoá thức ăn, ảnh hưởng tới mức độ trao đổi khí, quá trình sinh sản của động vật. Ví dụ: Chuột sinh sản mạnh ở 18oC.
Câu 2:
- Nhiệt độ trên bề mặt trái đất biến thiên rất lớn còn sinh vật chỉ sống được trong giới hạn nhiệt độ rất hẹp (0-500C), thậm chí còn hẹp hơn.
Thực vật chịu hạn có khả năng tích trữ nước trong cơ thể (ở rễ, củ, thân và lá), giảm sự thoát hơi nước (khí khổng ít, lá hẹp hoặc biến thành gai, rụng lá vào mùa khô…), tăng khả năng tìm nước (rễ rất phát triển, nhiều cây có rễ phụ để hút ẩm như si, đa) và cuối cùng là khả năng “trốn hạn”
- Động vật có những loài ưa ẩm (ếch, nhái), ưa ẩm vừa và những loài chịu được khô hạn (lạc đà, đà điểu, thằn lằn…). Ở động vật biến nhiệt, khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước.
Câu 3:
Vì lá lúa là cây ưa sáng,ưa ẩm
Còn lá lốt là cây ưa bóng,ưa ẩm
Nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến hình thái và cấu tạo khác nhau của 2 cây khác nhau
Mỗi nhân tố sinh thái đều có tác động lên mỗi loại cây về hình thái,cấu tạo sinh trưởng và phát triển