Them Khẻo
Hệ tiêu hóa (đường tiêu hóa) là một ống xoắn dài bắt đầu từ miệng rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc ở hậu môn, phối hợp với nhau nhịp nhàng để vận chuyển và phá vỡ thức ăn chúng bằng các enzyme và hormone.1. Miệng
Miệng là nơi bắt đầu của đường tiêu hóa. Trên thực tế, quá trình tiêu hóa bắt đầu từ đây ngay khi bạn đưa thức ăn vào miệng, sau đó nhai để chia thức ăn thành những miếng nhỏ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn, trong khi nước bọt trộn với thức ăn để bắt đầu quá trình phân hủy tinh bột thành các chất đường đơn.
2. Họng
Cổ họng là điểm đến tiếp theo cho thực phẩm từ miệng đi xuống họng và tiếp tục di chuyển xuống thực quản.
3. Thực quản
Thực quản là một ống cơ kéo dài từ hầu họng đến dạ dày. Thực quản đưa thức ăn xuống dạ dày bằng các đợt các đợt cơn co thắt hay còn được gọi là nhu động. Điểm giữa thực quản và dạ dày có cơ vòng thực quản dưới (lower esophageal sphincter), đây là một cái "van" có nhiệm vụ giữ cho thức ăn ở dạ dày không trào ngược lên thực quản.
4. Dạ dày
Dạ dày là một cơ quan giống như cái túi có các cơ rất khỏe. Ngoài việc chức năng lưu giữ, khi thức ăn đến dạ dày sẽ được trộn lẫn với axit và các enzyme để thủy phân các protein phức tạp. Khi nó rời khỏi dạ dày, tất cả các loại thức ăn đã được biến thành chất lỏng hoặc bột nhão và được di chuyển đến ruột non.
5. Ruột non
Ruột non dài khoảng sáu mét và là đoạn quan trọng nhất của quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi đến ruột non, thức ăn vẫn tiếp tục bị phá vỡ bằng các enzyme được tiết ra bởi tuyến tụy và mật từ gan. Mật là hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và loại bỏ các sản phẩm được thải loại từ máu. Nhu động ruột đóng vai trò quan trọng ở ruột non, do nó giúp di chuyển thức ăn chạy dọc suốt chiều dài của ruột non và trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa. Tá tràng chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc tiếp tục quá trình phân hủy thức ăn; hỗng tràng và hồi tràng chịu trách nhiệm chính cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng đi vào máu.
Ba cơ quan đóng vai trò then chốt trong việc giúp dạ dày và ruột non tiêu hóa thức ăn gồm:
· Tuyến tụy: Tuyến tụy có nhiều chức năng khác nhau, trong quá trình tiêu hóa thức ăn tuyến tụy tiết ra một số enzyme vào ruột non để phân hủy protein, chất béo và carbohydrate có trong thức ăn.
· Gan: Gan cũng có nhiều chức năng, nhưng hai chức năng chính của nó trong hệ thống tiêu hóa là tiết dịch mật và lọc máu có các chất dinh dưỡng vừa được hấp thụ đến từ ruột non.
· Túi mật: Túi mật là một túi chứa dịch mật có hình quả lê và nằm ngay dưới gan. Dịch mật được tạo ra ở gan và sau đó nếu cần phải lưu trữ thì dịch mật sẽ được di chuyển đến túi mật thông qua ống mật. Trong bữa ăn, túi mật co bóp để đẩy dịch mật xuống ruột non.
Refer
Hệ tiêu hóa (đường tiêu hóa) là một ống xoắn dài bắt đầu từ miệng rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc ở hậu môn, phối hợp với nhau nhịp nhàng để vận chuyển và phá vỡ thức ăn chúng bằng các enzyme và hormone.
tham khảo
Hệ tiêu hóa (đường tiêu hóa) là một ống xoắn dài bắt đầu từ miệng rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc ở hậu môn, phối hợp với nhau nhịp nhàng để vận chuyển và phá vỡ thức ăn chúng bằng các enzyme và hormone.