Bài viết số 5 - Văn lớp 7

KD

Các bạn ơi,giúp mình với!!!

Đề bài:Trong tục ngữ,ca dao,tinh thần đoàn kết ,thương yêu nhau là một nội dung đặc sắc.Em hãy chứng minh điều đó.

TQ
19 tháng 2 2017 lúc 11:16

I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

Bình luận (1)
TQ
19 tháng 2 2017 lúc 11:16

Thật vậy. Giữa cuộc đời đầy phong ba bão tố, tuy là một sinh vật có sự phát triển hoàn thiện nhất về bộ óc và bàn tay nhưng con người so với thiên nhiên vẫn vô cùng bé nhỏ, có biết bao nhiêu trở lực đến với con người từ cuộc sống ngàn xưa. Nào là sức phá hoại của thiên tai, nào là sự đè nén phũ phàng của địch họa. Để tồn tại và phát triển, con người không thể sống cô thân độc mả, một người, một ít người làm sao có thể chống được thú dữ, lại càng không thể một người, một ít người chống chọi với kẻ thù xâm lược. Yêu cầu tồn tại của cuộc sống tự nhiên đặt ra sự hợp quần, sự đoàn kết. Họ hiểu rằng đoàn kết chính là sự sống, chia rẽ là chết. Kinh nghiệm cuộc sống dạy cho con người như vậy. Tục ngữ, ca dao ra đời là để thể hiện ý chí và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sống ấy thể hiện phong phú trong tục ngữ, ca dao. Và như thế, một trong những nội dung hay nhất là nội dung phản ánh tinh thần đoàn kết.


Trước hết, người xưa hiểu rằng gia đình là cái nôi, là đơn vị nhỏ nhất mà họ phải thương yêu gắn bó:

“Lá lành đùm là rách”,
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”,
“Chị ngã em nâng”, “Môi hở răng lạnh”,...
Người xưa cũng nói:

“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Thờ cha kính mẹ là cái nóc của gia đình. Từ lòng kính yêu cha mẹ, họ ý thức được:

“Khôn ngoan đá đáp người ngoài.
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.

Họ cũng hiểu rằng: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Cách nói phóng đại ấy là sự thể hiện cô đọng, súc tích nhất, hình ảnh nhất của mối quan hệ gia đình. Điều kì diệu để họ vượt qua khó khăn gian khổ là cơ sở tiến tới tình cảm gắn bó, hợp quần với xóm làng, là cơ sở của sức mạnh “tát bể Đông” dời non lấp biển mà con người có thể làm được một khi có tinh thần đoàn kết. Người xưa sớm ý thức được rằng:

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

“Một cây” là con nhân đơn lẻ làm sao có thể thành rừng, làm sao có thể đứng vững giữa bão tố. “Ba cây chụm lại” là cách nói hình ảnh của nhiều cây, khi gộp lại chúng sẽ thành một rừng cây xanh tốt sẽ tạo nên một hòn núi cao. Như vậy còn sợ gì bão táp mưa sa nữa. Và vậy là tinh thần “ăn một mình đau tức, ăn một mình cực thân” cái nghĩa lí “thà ăn bác họp đông vui còn hơn giàu có mồ côi một mình” đã dần nâng ý thức của con người lên tầm gắn bó với cộng đồng dân tộc:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Thật đẹp đẽ và đúng đắn tinh thần đoàn kết ấy. Hiểu rằng con người sống không thể có làng xóm, Tổ quốc khi xã hội đã phát triển thành quốc gia, họ bảo nhau hãy trân trọng hãy gìn giữ hãy thương yêu đùm bọc nhau như bầu bí “cùng chung một giàn”. Họ trân trọng sự yên lành sự trong sáng của giá gương nên đã dùng “nhiễu điều phủ lấy”. Như vậy là từ ý thức gia đình, làng xóm đã hình thành tinh thần quốc gia, dân tộc. Đoàn kết là sức mạnh giúp cộng đồng lập nên chiến công hiển hách. Tinh thần đoàn kết ấy được phản vô cùng sinh động trong ca dao tục ngữ và những câu những bài hay nhất những viên ngọc tỏa hào quang lấp lánh phản ánh tâm hồn tư tưởng tình cảm con người tạo nên sức sống bền bỉ, tạo nên sự sâu sắc của tư tưởng mà tục ngữ ca dao phản ánh.

Những thế hệ trước, nhiều thế hệ mai sau vẫn còn được thừa hưởng bài học cuộc sống quý giá ấy, những tinh thần đẹp đẽ và sâu sắc ấy. Và chắc chắn tinh thần dân tộc ấy, những giá trị kinh nghiệm sống phong phú sẽ dược phát huy để ngọc được mài mà sáng mãi đến mai sau.
Bình luận (0)
TQ
19 tháng 2 2017 lúc 11:17

Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”​



Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.

Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.

Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.

Bình luận (0)
TQ
19 tháng 2 2017 lúc 11:17

Ca dao của chúng ta đã có những câu đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức. Một trong những câu ca dao tiêu biểu ấy chính là câu “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng" .

Nhiễu điều là thứ vải xưa rất mềm , màu đỏ , người xưa thương phủ lên giá gương để vừa tôn thêm vẻ đẹp của gương , vừa để cho gương luôn được trong sáng , không bị bám bụi Giá gương là một chiêc khung bằng gỗ , trong có lồng gương có thể đặt trên bàn, hay trên trên tủ. Như vậy câu ca dao trên có ý nói : dù chỉ là vật vô tri, vô giác , vuông nhiễu điều kia còn có thể cho gương thêm đẹp, thêm trong , thì là người có nghĩa , có tình, đương nhiên ta phải biết thương yêu giúp đỡ người cùng trong một nước khi khó khăn, hoạn nạn. Nói khác đi, câu ca dao trên có ý nhấn mạnh vào sự thương yêu, giúp đơ cần có giữa những người cùng chung nòi giống. Còn “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” là rất đúng vì người sống trong một nước đã có quan hệ mật thiết với nhau về mặt vật chất cũng như tinh thần. Cụ thể như khi lũ lụt tại nước ta , đâu có phải chỉ người ở vùng lũ lụt ấy bị thiệt thòi Khi bị thiệt hại nặng nề về của , về người , nhân dân địa phương đó đương nhiên phải ưu tiên lo dành tiền dựng lại nhà cửa, làm vốn canh tác thì đâu còn dư giả để mua sắm , mãi lực nhân đó đã giảm hẳn , ảnh hưởng lớn lao đến mọi người Mặt khác, khi nước nhà bị địch hoạ thì toàn dân đều lâm cảnh lầm than . Ta há chẳng nhớ đến câu “ Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây “ trong bài “ Chạy giặc “ của Nguyễn Đình Chiểu tả nỗi lầm than của nhân dân ta khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược hay sao. Chính vì vậy, câu ca dao trên không chỉ được đề cao để vận động nhân dân ta giúp đỡ đồng bào khi bị thiên tai mà còn từng là khẩu hiệu của Hai Bà Trưng dùng để tập hợp toàn dân vùng lên chống lại thái thú Tô Định bạo tàn.Câu ca dao trên còn đúng vì dân tộc ta còn là dân tộc có tình có nghĩa , luôn luôn nhớ mình cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra nên đương nhiên phải “ Chị ngã, em nâng “ , “ Lá lành đùm lá rách “ , “ Thương người như thể thương thân “

Câu ca dao trên đã có giá trị tuyệt đối.nhưng nhận thức , tình cảm trên chỉ phát huy hết tác dụng khi chúng ta có được thái độ, hành vi cụ thể giúp đỡ người lâm nạn . Mặt khác, sự giúp đỡ của chúng ta đối với những người bất hạnh phải mang tính sáng suốt, triệt để để người được ta giúp đỡ thực sự thoát cảnh khổ đau, không vì sự giúp đỡ của ta mà thành kẻ ỷ lại.

Thấm nhuần nội dung, tinh thần của câu ca dao trên , nhân dân ta không những sống có tình , có nghĩa, biết đoàn kết gắn bó giúp nhau vượt qua thiên tai, đich hoạ khiến đất nước trường tồn và phát triển mà còn lên án nghiêm khắc những cá nhân, những tập thể nào còn thiển cận tối mắt vì lợi ích cục bộ quên lời dạy bảo của cha ông đang tâm tham nhũng , hối lộ, buôn lậu ,tiếp tay với các tệ nạn xã hội hoặc phá hoại môi trường thiên nhiên gây hậu quả tai hại cho dân, cho nước.

Hiểu rõ câu ca dao trên, ta càng hiểu thêm tấm lòng của nhân dân ta đối với đồng bào., hiểu thêm giá trị văn học dân gian .Chắc chắn chúng ta phải phấn đấu học tốt văn học dân gian hơn nữa và ứng dụng vào cuộc sống .

Bình luận (0)
KD
19 tháng 2 2017 lúc 11:22

cái này mình thấy trên mạng rồi nhưng suy luận kiểu người lớn quá cô giáo mình sẽ nghi ngờ.Và cô giáo mình còn hay lên mạng tìm đề bài nữa nên mk nghĩ là cô đã đọc bài này rồi.Cảm ơn sự giúp đỡ của bạn.hihi

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
SX
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
JF
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết