Đêm nay Bác không ngủ

DH

Các bạn ơi, mình có một câu hỏi muốn hỏi các bạn...

Mình có một đề cương hè với các đề cảm nhận. Mình hiện tại đang làm đề cảm nhận khổ 4,5 bài Đêm nay Bác không ngủ và mình thực sự chưa biết cách làm....

Mình mong các bạn giúp đỡ!

P/s. Bạn nào học giỏi văn có thể giúp mình luôn đề này nhé: Cảm nhận khổ cuối bài Đêm nay Bác không ngủ.

CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU!

LD
17 tháng 6 2017 lúc 13:37

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

em tham khảo nhé

Bình luận (0)
NV
17 tháng 6 2017 lúc 19:50

Hình ảnh bác Hồ từ lâu đã trở thành 1 đề tài rất quen thuộc trong thơ ca VN. Tiêu biểu là bài thơ "đêm nay bác ko ngủ" của Minh Huệ đã khắc họa thành công hình ảnh đó và thể hiện rõ ở khổ thơ:

" Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác ko ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh "

Đoạn thơ gợi trong ta một câu hỏi : " Tại sao bác ko ngủ ?" phải chăng Bác là HCM. Nhưng thực chất, Bác còn là một vị lãnh tụ anh minh, một người cha tình cảm , một người bác ân cần. Bằng biện pháp nghệ thuật điệp từ " đêm nay" đã lm cho khổ thơ cuối vang lên chân lí sâu sắc về Bác :

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Vs Bác đêm nay chỉ là một trong vô vàn đêm ko ngủ , trăn trở để tìm ra con đường sáng rọi cho dân tộc VN . Vì quá thương những đoàn dân công , bộ đội phải ngủ ngoài rừng trong cái giá lạnh đêm khuya . Có lẽ yêu thương con người là lối sống thường tình của Bác . Bác là HCM giản dị mà vĩ đại , đời thường mà cao cả . Bác là sự kết tinh cao quý của dân tộc VN . Qua những vần thơ tuy mộc mạc , giản dị nhưng tác giả đã có thể đưa bài thơ lên một tầm khái quát mới và đã tôn vinh sự vĩ đại to lớn của Người.

Bình luận (0)
DN
18 tháng 6 2017 lúc 20:51

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Câu chuyện đến đây, người đọc hiểu rằng, không chỉ đêm nay Bác không ngủ, Bác đã nhiều đêm không ngủ như thế. Vẫn là những câu chữ giản dị nhưng khổ kết của bài thơ lại có một sức ngân vang lớn. Điệp ngữ “đêm nay” được láy đi láy lại như kéo thời gian dài hơn, sâu hơn, không chỉ trong một đêm mà nhiều đêm trong chiến dịch này, trong những tháng ngày kháng chiến trước và sau đó nữa, như trong những đêm giá lạnh ở trời Tây tìm đường cứu nước, những đêm trằn trọc trong ngục tù Tưởng Giới Thạch, những đêm cảnh khuya vẽ người chưa ngủ ở Chiến khu Việt Bắc năm nào... Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác đã đưa người đọc tới một chân lí đơn giản mà sâu sắc: Việc Bác không ngủ vì lo nước thương dân đã trở thành một lẽ thường tình trong cuộc đời nâng niu tất cả chỉ quên mình của Người. Từ ý nghĩa khái quát ấy của khổ cuối, bài thơ đã tạc vào lòng người hình ảnh vĩ đại của một “người Việt Nam đẹp nhất”.
Với thể thơ năm chữ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm,Đêm nay Bác không ngủ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ. Qua cái nhìn và tâm trạng của một anh chiến sĩ - vừa là người chứng kiến vừa là người tham gia vào câu chuyện - Minh Huệ đã khéo léo đan xen hai dòng cảm xúc: Nỗi lòng của vị lãnh tụ và tâm trạng của người chiến sĩ. Qua đó, tình cảm của Bác đối với nhân dân, đất nước cũng như tình cảm của quần chúng đối với Người đã được bộc lộ hết sức tự nhiên và sâu sắc. Đó là thành công không nhỏ của Minh Huệ khi đến với một đề tài vốn đã có nhiều dấu ấn của các tác giả khác

Bình luận (0)