A, Mở bài:
-Giới thiệu đôi nét về ca dao dân ca
Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy luôn luôn ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thương. Mỗi một miền quê lại có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng, miền.
Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo thành dòng Ca dao dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú.
B, Thân bài:
-Ca dao hay một số nơi gọi là phong dao, được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Xét theo nghĩa gốc thì ca chính là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao được hiểu là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu; trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa với dân ca.
-Ca dao dân ca chính là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dân gian đã có từ rất lâu. Ca dao cũng có thể là một câu nói triết lý bao hàm một nội dung giáo dục của ai đó.
-Dựa vào cung bậc tình cảm đó mà ca dao được chia làm 3 loại khác nhau
Xét về mặt nội dung, có thể nhận thấy rằng ca dao Việt Nam chính là thơ trữ tình – trò chuyện diễn tả tình cảm, tâm trạng một số nhân vật chữ tình: người mẹ, người vợ, người con.
+Ca dao chính là tiếng hát yêu thương chan chứa, tình nghĩa, ca dao bộc lộ tình sâu nghĩa nặng đối với xóm làng, quê hương, đất nước, đối với cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè và dạt dào nhất là tình cảm lứa đôi.
Trong suốt chiều dài của lịch sử nước Việt Nam ta, khắp chiều rộng không gian đất nước, đâu đâu cũng đều vang lên những câu ca về cảnh núi rừng hùng vĩ, cảnh non xanh nước biếc, những sản vật phong phú của mỗi miền:
+ Những câu ca dao thật hay nói về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi rất trong sáng, hồn nhiên, tha thiết nhất.
+Trong ca dao yêu thương, tình nghĩa hiện lên hình ảnh con người Việt Nam lạc quan, yêu đời, cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh, nhân ái, vị tha, giàu đức hi sinh trong quan hệ giữa người với người… Ca dao thể hiện những phẩm chất tốt đẹp đó của người Việt Nam và hướng con người Việt Nam đến cái chân, cái thiện, cái mĩ trong cuộc sống.
-Ca dao than thân ra đời từ cuộc sống làm ăn vất vả, cực nhọc và bị áp bức nặng nề của người dân trong xã hội cũ. Ca dao than cho cảnh đè nén, áp bức:
-Những câu ca dao mang đậm tính hài hước châm biếm
>>> Cùng với các thể loại truyện cười, vè sinh hoạt, ca dao hài hước châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí, phê phán những thói hư tật xấu hay những người đáng cười trong xã hội:
-Thể loại được dùng nhiều trong ca dao là thể lục bát, song thất lục bát và các thể vãn. Mỗi bài ca dao thường có hai dòng thơ lục bát nên kết cấu đơn giản, ngắn gọn. Sức hấp dẫn ở ca dao là ở âm điệu, vừa phong phú, vừa thanh thoát và ở lời ca dao giàu hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói quá,… tạo ra những hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa:
+Có thể nói ca dao dùng lời ăn tiếng nói của nhân dân để chuyển tải tâm tư, tình cảm của nhân dân.
C, Kết bài :
Khẳng định lại ca dao là lời ca tiếng hát tâm tình mang những bài học sâu sắc với mỗi chủ đề, mỗi một lĩnh vực chúng ta có những câu hát ca dao khác nhau đầy chứa chan.