Chương III : Thống kê

MT

Bài 8: Cho tam giác ABC có \(\widehat{A}\) = 500 , \(\widehat{B}\) = 700. Tia phân giác của góc C cắt cạnh AB tại M.

a) Tính \(\widehat{ACB}\) .

b) \(\widehat{AMC}\)\(\widehat{BMC}\)

Câu 9: Cho tam giác ABC (AB = AC). Trên cạnh AB và AC lấy tương ứng hai điểm D và E sao cho AD = AE. Chứng minh rằng:

a) C/m △ABE = △ACD.

b) BE = CD.

c) DE // BC.

Câu 10: Cho tam giác ABCcó ba góc nhọn, AB< AC. Trên nửa mặt phẳng không chứa C, bờ là AC. Vẽ đoạn AD⊥AB. Trên nửa mặt phẳng không chứa B, bờ là AC. Vẽ đoạn AE⊥AC và AE = AC.

a) C/m CD = BE và CD⊥BE.

b) Qua A vẽ đường thẳng d⊥BC tại H. Vẽ DI⊥d tại k. C/m ID = AH.

c) C/m DE và IK có trung điểm chung.

NT
7 tháng 3 2020 lúc 22:57

Câu 8:

a) Tính \(\widehat{ACB}\)

Xét ΔABC có

\(\widehat{BAC}+\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=180^0\)(định lí tổng ba góc trong một tam giác)

hay \(\widehat{ACB}=180^0-\widehat{BAC}-\widehat{ABC}=180^0-50^0-70^0=60^0\)

Vậy: \(\widehat{ACB}=60^0\)

b)

*Tính \(\widehat{AMC}\)

Ta có: CM là tia phân giác của \(\widehat{ACB}\)(gt)

\(\widehat{ACM}=\frac{\widehat{ACB}}{2}=\frac{60^0}{2}=30^0\)

Xét ΔACM có

\(\widehat{A}+\widehat{CMA}+\widehat{ACM}=180^0\)(định lí tổng ba góc trong một tam giác)

hay \(\widehat{AMC}=180^0-\widehat{A}-\widehat{ACM}=180^0-50^0-30^0=100^0\)

Vậy: \(\widehat{AMC}=100^0\)

*Tính \(\widehat{BMC}\)

Ta có: \(\widehat{AMC}+\widehat{BMC}=180^0\)(hai góc kề bù)

hay \(\widehat{BMC}=180^0-\widehat{AMC}=180^0-100^0=80^0\)

Vậy: \(\widehat{BMC}=80^0\)

Câu 9:

a) Chứng minh ΔABE=ΔACD

Xét ΔABE và ΔACD có

AE=AD(gt)

\(\widehat{A}\) chung

AB=AC(ΔABC cân tại A)

Do đó:ΔABE=ΔACD(c-g-c)

b) Chứng minh BE=CD

Ta có: ΔABE=ΔACD(cmt)

⇒BE=CD(hai cạnh tương ứng)

c) Chứng minh DE//BC

Xét ΔADE có AD=AE(gt)

nên ΔADE cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{ADE}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔADE cân tại A)(1)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

\(\widehat{ABC}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{ADE}=\widehat{ABC}\)

\(\widehat{ADE}\)\(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên DE//BC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)(đpcm)

Câu 10:

image

a) Xét ΔADC và ΔABE có

AD=AB(gt)

\(\widehat{DAC}=\widehat{BAE}\left(=90^0+\widehat{BAC}\right)\)

AC=AE(gt)

Do đó: ΔADC=ΔABE(c-g-c)

⇒CD=BE(hai cạnh tương ứng)

Gọi F là giao điểm của CD và BE

Gọi G là giao điểm của CD và AB

Xét ΔGBF có

\(\widehat{G_1}+\widehat{B_1}+\widehat{F_1}=180^0\)(định lí tổng ba góc trong một tam giác)

hay \(\widehat{F_1}=180^0-\left(\widehat{G_1}+\widehat{B_1}\right)\)

\(\widehat{G_1}=\widehat{G_2}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{B_1}=\widehat{ADC}\)(ΔADC=ΔABE)

nên \(\widehat{G_1}+\widehat{B_1}=\widehat{G_2}+\widehat{ADC}=180^0-\widehat{DAB}=180^0-90^0=90^0\)

\(F_1=180^0-90^0=90^0\)

⇒CD⊥BE(đpcm)

b) Xét ΔADI vuông tại I và ΔBAH vuông tại H có

AD=BA(gt)

\(\widehat{IAD}=\widehat{HBA}\left(=90^0-\widehat{BAH}\right)\)

Do đó: ΔADI=ΔBAH(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒ID=HA(hai cạnh tương ứng)(1)

c) Xét ΔAHC vuông tại H và ΔEKA vuông tại K có

AC=EA(gt)

\(\widehat{HCA}=\widehat{KAE}\left(=90^0-\widehat{HAC}\right)\)

Do đó: ΔAHC=ΔEKA(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒AH=EK(hai cạnh tương ứng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra ID=EK

Gọi J là giao điểm của DE và IK

\(\widehat{KJE}=\widehat{IJD}\)(hai góc đối đỉnh)

Xét ΔKJE vuông tại K và ΔIJD vuông tại I có

EK=ID(cmt)

\(\widehat{KJE}=\widehat{IJD}\)(cmt)

Do đó: ΔKJE=ΔIJD(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

⇒KJ=IJ và EJ=DJ(các cặp cạnh tương ứng)

Ta có KJ=IJ(cmt)

mà J nằm giữa I và K

nên J là trung điểm của IK(a)

Ta có: EJ=DJ(cmt)

mà J nằm giữa E và D

nên J là trung điểm của ED(b)

Từ (a) và (b) suy ra IK và ED có trung điểm chung là J

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VT
7 tháng 3 2020 lúc 21:37

oengu thế ngu như con chó

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
CC
Xem chi tiết
KP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
RR
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
DX
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết