Đêm nay Bác không ngủ

DP

Bài 4: Việc lặp lại trong bài ba lần câu thơ "Đêm nay bác không ngủ" trong bài thơ có dụng ý nghệ thuật gì?

Bài 5: Trong bài "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả sử dụng thể thơ nào? Tác dụng của thể thơ đó?

Bài 6. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

- Lần thứ ba thức dậy

Anh hốt hoảng giật mình

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Anh vội vàng nằng nặc:

-Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi, mời Bác ngủ.

a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai?

b. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

c. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của một từ láy trong số đó.

d. Thái độ, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là gì? Thái độ, cảm xúc ấy được thể hiện qua những chi tiết nào?

Bài 7. Vì sao bài thơ chỉ kể lại những lần tỉnh giấc thứ nhất và thứ ba của anh đội viên?

Bài 8. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” và nêu tác dụng của chúng.

Bài 9. Em hểu thế nào về khổ thơ:

“Đêm nay Bác không ngủ

Đêm nay Bác ngồi đó

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.”?

Bài 10. Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:

“Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.”

===========================================================

B. BÀI THƠ “LƯỢM” - TỐ HỮU

Bài 1: Trong bài thơ "Lượm", ai là người kể? Việc tác giả sử dụng thể thơ bốn chữ có tác dụng gì trong việc kể chuyện?

Bài 2: Trong bốn khổ thơ (từ khổ 2 đến khổ 5), hình ảnh Lượm được miêu tả về các phương diện nào? Qua đó Lượm hiện lên với những nét gì đáng yêu? Tình cảm của tác giả đối với nhân vật Lượm như thế nào, vì sao có thể nhận ra được tình cảm ấy?

PH
30 tháng 4 2020 lúc 16:32

Bài 4: Việc lặp lại trong bài ba lần câu thơ "Đêm nay bác không ngủ" trong bài thơ có dụng ý nghệ thuật gì?

Việc nhắc lại câu thơ " Đêm nay Bác không ngủ " Minh Huệ. Muốn nói lên được tình cảm của bác trong câu thơ " Đêm nay Bác không ngủ" của mỗi khổ thơ. Câu thơ ấy thể hiện Bác là một con người yêu thương dân, lo lắng cho dân. Một lòng muốn bảo vệ nước. Bác thương các chiến sĩ, vì muốn trận đấu ngày mai giành thắng lợi, Bác ân cần chăm sóc họ. Tình thường bao la rộng lớn như biển cả. " Đêm nay Bác không ngủ" Nhà thơ muốn mọi người hiểu về tấm lòng, về con người cũng như tính cách của Bác.

Bình luận (0)
PH
30 tháng 4 2020 lúc 16:40

Bài 5: Trong bài "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả sử dụng thể thơ nào? Tác dụng của thể thơ đó?

Thể thơ năm chữ, nhiều vần liền.

Tác dụng:

- Làm cho bài thơ gần gũi, mạch lạc, xúc tích giúp người đọc dễ đọc, dễ hiểu

Bình luận (0)
PH
30 tháng 4 2020 lúc 16:52

Bài 6. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

- Lần thứ ba thức dậy

Anh hốt hoảng giật mình

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Anh vội vàng nằng nặc:

-Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi, mời Bác ngủ.

a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Tác phẩm "Đêm nay bác không ngủ" của tác giả Minh Huệ

b. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: trong chiến dịch Biên giớ cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân a

c. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của một từ láy trong số đó.

Những từ láy có trong bài thơ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, ngủ ngon, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh nình, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lầm thâm, mênh mông.

Bình luận (0)
PH
30 tháng 4 2020 lúc 16:54

Bài 7. Vì sao bài thơ chỉ kể lại những lần tỉnh giấc thứ nhất và thứ ba của anh đội viên?

Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một.

Bình luận (0)
PH
30 tháng 4 2020 lúc 16:57

Bài 8. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” và nêu tác dụng của chúng.

Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng​"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​

Bình luận (0)
PH
30 tháng 4 2020 lúc 16:58

Bài 9. Em hểu thế nào về khổ thơ:

“Đêm nay Bác không ngủ

Đêm nay Bác ngồi đó

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.”?

Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Nhà thơ đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác – người Cha già thân thiết của quân đội và nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc.

Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.

Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.

Bình luận (0)
PH
30 tháng 4 2020 lúc 17:00

Bài 10. Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:

“Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.”

Bài làm:

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:

Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ

Bình luận (0)
PH
30 tháng 4 2020 lúc 17:05

--B. BÀI THƠ “LƯỢM” - TỐ HỮU--

Bài 1: Trong bài thơ "Lượm", ai là người kể? Việc tác giả sử dụng thể thơ bốn chữ có tác dụng gì trong việc kể chuyện?

Nhà thơ Tố Hữu là người đã kể và tả về nhân vật Lượm trong bài thơ này.

Tác dụng của thơ 4 chữ là :

- Phù hợp với sáng tác thơ cho trẻ em, dễ đọc, dễ nhớ, dễ làm và rất gần gũi với các em nhỏ và cả người lớn.

- Thơ 4 chữ thường dùng dể diễn đạt nội dung vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên, nhí nhảnh, tinh ngịch,.........Nhờ ưu điểm câu thơ ngắn, gieo vần nhịp nhàng.

Bình luận (0)
PH
30 tháng 4 2020 lúc 17:07

Bài 2: Trong bốn khổ thơ (từ khổ 2 đến khổ 5), hình ảnh Lượm được miêu tả về các phương diện nào? Qua đó Lượm hiện lên với những nét gì đáng yêu? Tình cảm của tác giả đối với nhân vật Lượm như thế nào, vì sao có thể nhận ra được tình cảm ấy?

Trong khổ thứ hai đến khổ thứ năm Lượm đã được miêu tả:

Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

=> Toát lên vẻ ngây ngô, hồn nhiên của tuổi thiếu niên.

Ngoại hình: loắt choắt, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân.

=> Biểu hiện sự dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khỏe mạnh ở làn da tiếp xúc với nhiều ánh nắng, khí trời.

Cử chỉ: Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí.

=> Biểu hiện sự hồn nhiên nhanh nhạy. Có lẽ do công việc làm liên lạc đã tạo nên những nét như vậy.

Lời nói: tự nhiên, chân thật

“Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à”

=> Là lời tâm sự với chú rất vui vẻ, thoải mái, tự hào. Lượm không hề quan tâm tới những nguy hiểm trong công việc đối mặt thường trực với cái chết này.

Tình cảm của tác giả với chú bé lượm thân mật quan tâm , gần gũi
dẫn chứng
Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
"Cháu nằm trên lúa"
Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Bình luận (0)
PH
30 tháng 4 2020 lúc 17:08

CHÚC BẠN HỌC TÔT!

đúng thì tick mik nha!!!

hiuhiuhiuhiuhiuhiu

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
JC
Xem chi tiết
L3
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VL
Xem chi tiết
JC
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
CC
Xem chi tiết
IB
Xem chi tiết