Bài viết số 1 - Văn lớp 7

TD

bài 29 đọc hiểu văn bản văn học 1 hệ thống hoá các văn bản đọc hiểu a trao dổi để thống nhất khí niệm về cac thể loại văn học dưới đây

(1) ca dao, dân ca :........................................

(2) tục ngữ:....................................................

(3) thơ trữ tình:.......................................

(4) thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật:.............................

(5) thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật:...........................................

(6) thơ lục bát:..............................................

AV
10 tháng 4 2017 lúc 20:49

Ca dao, dân ca : những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Tục ngữ : là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiêm của nhân dần về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Thơ trữ tình : là sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính chất biểu cảm, tất cả nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó.

Thơ thất ngôn tứ tuyệt : thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó câu 1,2,4 hoặc chỉ câu 2,4 hiệp vần nhau chữ cuối.

Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt : thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ, cách gieo vần giống thất ngôn tứ tuyệt.

Thơ thất ngôn bát cú : thể thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Có gheo vần ( chỉ 1 vần) ở chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 – 4, 5 – 6.

Thơ lục bát : là 1 loại thơ bắt nguồn từ ca dao, dân ca;Kết cấu theo từng cặp: Câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát); vần bằng, lưng (6-6); chân (6-8); liền; nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4; luật bằng trắc: 2B - 2T - 6B - 8B.

Bình luận (0)
ND
10 tháng 4 2017 lúc 21:09

(1) -Ca dao dân ca chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

-Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.

-Ca dao là lời thơ của dân ca.

(2) Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền

(3) "Thơ trữ tình" là 1 thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm của tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phản ánh cuộc sống

(4) Thất ngôn tứ tuyệt đường luật là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

(5) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật là thơ gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ

(6) Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác.

Bình luận (0)
LT
15 tháng 4 2019 lúc 19:31
Bài làm:

(1) Ca dao, dân ca: là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc

(2) Tục ngữ : là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền

(3) Thơ trữ tình: là 1 thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm cuả tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống. Vì vậy, thơ trữ tình không miêu tả quá trình sự kiện, không kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm

(4) Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật : là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

(5) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: Là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 5 chữ

(6) Thơ lục bát: Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó.

Cre: TECH 12h
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VT
Xem chi tiết
IB
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
CM
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết