Buổi học cuối cùng

VN

Bài 1: Theo em, trong văn bản “Buổi học cuối cùng”, ai là người kể chuyện? Kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể này trong văn bản?

Bài 2: Khi nghe thầy giáo Ha-men nói: “Đây là buổi học cuối cùng” thì nhân vật Phrăng có tâm trạng gì? Tại sao Phrăng lại có tâm trạng như vậy?

Bài 3: Câu nói: “Khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ, chừng nào giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù"?

a. Câu nói trên là của nhân vật nào?

b. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?

Bài 4: Qua văn bản “Buổi học cuối cùng”, em học tập được điều gì từ nhân vật Phrăng?

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu), nêu cảm nhận của em về một nhân vật mà em thích trong văn bản “Buổi học cuối cùng” của A.Đô-đê

VN
4 tháng 4 2020 lúc 13:39

Trả lời giúp đi mọi ngườibucminh⚽❗

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VN
4 tháng 4 2020 lúc 13:45

Có ai chuyên Văn khônggianroi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PD
4 tháng 4 2020 lúc 14:12

Câu 1

Truyện được kể theo nhân vật chú bé Phrăng, đây là ngồi thứ nhất.

=> Cách kể tạo ấn tượng về một câu chuyện có thật, đồng thời cũng thể hiện được tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật kể chuyện.

Câu 2

Khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học cuối cùng, thái độ của Phrăng:

Lúc đầu thấy choáng váng vì đột ngột.

Thấy tiếc nuối vì mình mới chỉ biết viết tiếng Pháp "tập toạng".

Thấy ân hận về sự lười học, ham chơi của mình.

Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri".

Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen.

Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.

Câu 3

a, Câu nói đó của thầy Ha - men

b,Ý nghĩa của câu nói đó là

Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.

Câu 4

Em học tập được từ nhân vật Phrăng là

Tình yêu đất nước, yêu tiếng nói, văn hoá của dân tộc là những thứ cao cả nhất đối với một con người không gì có thể sánh bằng cả. Nên giữ gin và bảo tồn tiếng nói, văn hoá của dân tộc là điều mà tất cả chúng ta nên làm.

Câu 5

Qua văn bản Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ ** cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ ** đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
"NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM"

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
HJ
Xem chi tiết
LG
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết