Bài 10. Ba định luật Niu-tơn

KO

Bài 1: Một vật có khối lượng 4 kg đang ở trạng thái nghỉ (vận tốc đầu v0 = 0) thì chịu tác dụng của một lực có độ lớn 8 N.
a) (2 điểm) Tính gia tốc vật thu được.
b) (4 điểm) Tính quãng đường vật đi được trong 5 s đầu tiên và vận tốc ở cuối giây thứ 5 đó.
Bài 2: Một vật đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều , biết sau khi đi được 1 m thì vận tốc của vật là 100 cm/s.
a) (2 điểm) Tính gia tốc của vật.
b) (2 điểm) Xác định độ lớn của lực tác dụng vào vật cho biết khối lượng của vật là 100 kg.

NG
7 tháng 10 2021 lúc 21:04

Bài 1.

    Gia tốc vật thu được: \(F=m\cdot a\Rightarrow a=\dfrac{8}{4}=2\)m/s2

    Quãng đường vật đi được trong giây thứ 5: 

      \(S=v_0t+\dfrac{1}{2}at^2=\dfrac{1}{2}\cdot2\cdot5^2=25m\)

    Vận tốc vật ở cuối giây thứ 5: 

      \(v=v_0+at=0+2\cdot5=10m\)/s

Bài 2.

    \(v=100cm\)/s\(=1\)m/s

    Gia tốc vật : \(v^2-v_0^2=2aS\Rightarrow1^2-0^2=2\cdot a\cdot1\Rightarrow a=0,5\)m/s2

  Lực tác dụng vào vật: \(F=m\cdot a=100\cdot0,5=50N\)

Bình luận (0)