Ôn tập cuối năm phần hình học

LU

Bài 1: Cho tam giác ABC cân ở A, phân giác BD. Biết BC = 10cm, AB = 15cm

a) Tính AD, DC

b) Đường vuông góc với BD tại B cắt AC tại E. Tính EC

Bài 2: Cho hình vuông ABCD có cạnh là 8cm, tâm đối xứng O, M là trung điểm của AB, MD cắt AC tại I

a) Chứng minh : DI = 2.IM

b) Tính độ dài đoạn thằng OI

AH
21 tháng 2 2019 lúc 20:30

Hình vẽ 2:

Ôn tập cuối năm phần hình học

Bình luận (0)
NT
21 tháng 2 2019 lúc 19:53

Bài 1:

a. Vì BD là phân giác góc B, áp dụng t/c đường phân giác trong Δ ta có:
AD/DC = AB/BC
Vì AB = 15cm (gt)
BC = 10cm (gt)
=> AB/BC = 15/10 = 3/2
=> AD/DC = 3/2 (1)
Mà AD + DC = AC
AC = AB = 15cm
=> AD + DC = 15cm (2)
Từ (1) và (2) => AD = 9cm
DC = 6cm
b. Ta có: Δ EBC vuông tại B
Mặt khác: AB = AC
=> BA là trung tuyến ứng với cạnh huyền của Δ vuông EBC
=> AB = AC = AE
=> AE = 15cm
=> EC = AE + AC = 15 + 15 = 30cm

Bình luận (0)
AH
21 tháng 2 2019 lúc 20:01

Bài 1:

a) Vì tam giác $ABC$ cân tại $A$ nên $AC=AB=15$ (cm)

Theo tính chất đường phân giác ta có:

\(\frac{AD}{DC}=\frac{AB}{BC}=\frac{15}{10}=\frac{3}{2}\) \(\Rightarrow \frac{AD}{DC+AD}=\frac{3}{2+3}=\frac{3}{5}\)

\(\Rightarrow \frac{AD}{AC}=\frac{3}{5}\Rightarrow AD=\frac{3}{5}.AC=\frac{3}{5}.15=9\) (cm)

\(DC=AC-AD=15-9=6\) (cm)

b) Vì $BD$ là phân giác trong của góc \(\widehat{B}\); \(BD\perp BE\) nên $BE$ là tia phân giác ngoài góc $B$. Theo tính chất đường phân giác:

\(\frac{CE}{EA}=\frac{BC}{AB}=\frac{10}{15}=\frac{2}{3}\)

\(\Leftrightarrow \frac{CE}{CE+AC}=\frac{2}{3}\Leftrightarrow \frac{CE}{CE+15}=\frac{2}{3}\Rightarrow CE=30\) (cm)

Bình luận (0)
AH
21 tháng 2 2019 lúc 20:06

Hình vẽ 1:

Ôn tập cuối năm phần hình học

Bình luận (0)
AH
21 tháng 2 2019 lúc 20:25

Bài 2:
a)

Gọi $T$ là trung điểm của $BO$. Theo tính chất hình vuông \(OB=OD\)

Xét tam giác $ABO$ có $M$ là trung điểm của $AB$; $T$ là trung điểm $BO$ nên $MT$ là đường trung bình của tam giác ứng với cạnh $AO$

\(\Rightarrow MT\parallel AO\parallel IO\)

Xét tam giác $MDT$ có $MT\parallel IO$ nên áp dụng định lý Ta-let ta có: \(\frac{DI}{MI}=\frac{DO}{OT}=\frac{OB}{OT}=2\Rightarrow DI=2MI\) (đpcm)

b) Áp dụng định lý Pitago: \(AC=\sqrt{AD^2+DC^2}=\sqrt{8^2+8^2}=8\sqrt{2}\)

\(\Rightarrow AO=\frac{AC}{2}=4\sqrt{2}\)

Vì $MT$ là đường trung bình của tam giác $ABO$ ứng với cạnh $AO$ nên: \(MT=\frac{1}{2}AO=2\sqrt{2}\)

Áp dụng đl Ta-let khi $IO\parallel MT$ : \(\frac{OI}{MT}=\frac{DO}{DT}=\frac{DO}{DO+OT}=\frac{DO}{DO+\frac{DO}{2}}=\frac{2}{3}\)

\(\Rightarrow OI=\frac{2}{3}MT=\frac{2}{3}.2\sqrt{2}=\frac{4\sqrt{2}}{3}\) (cm)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DT
Xem chi tiết
TU
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
BA
Xem chi tiết