Chương II- Động lực học chất điểm

DM

Ai trả lời đúng mình tặng 2 GP nha :v

Hãy khái quát định luật I Newton bằng công thức toán học?

MP
16 tháng 10 2018 lúc 13:30

cái này đéo hay :

ta có : \(\overrightarrow{a}=\dfrac{\overrightarrow{F}}{m}\Leftrightarrow\overrightarrow{a}=\dfrac{1}{m}\overrightarrow{F}\)

cái này tương đương với \(\overrightarrow{a}=k\overrightarrow{F}\) (với \(k=\dfrac{1}{m}>0\forall m\) )

\(\Rightarrow\) +) \(\overrightarrow{a}\uparrow\uparrow\overrightarrow{F}\)

+) gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật

Bình luận (2)
DM
16 tháng 10 2018 lúc 19:24

Theo như sgk Lí 10 (trang 60) khái quát về định luật I Newton.

Công thức toán học diễn tả định luật I này rất ngắn:

\(\overrightarrow{F}=\overrightarrow{0}\Rightarrow\overrightarrow{a}=\overrightarrow{0}\).

Chưa ai làm được nhỉ ^^

Bình luận (3)
HV
15 tháng 10 2018 lúc 20:13

Định luật 1 Newton nói về sự chuyển động của vật hay còn được gọi là định luật quán tính. Nội dung của định luật được phát biểu như sau: Nếu một vật không chịu tác dụng của bất cứ lực nào hoặc chịu tác dụng của nhiều lực nhưng hợp lực của các lực này bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

Có thể hiểu, nếu một vật không chịu tác dụng bởi lực nào hoặc chịu lực tác dụng có hợp lực bằng 0 thì nếu vật đó đang đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi, còn nếu vật đó đang chuyển động thì sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi. Trạng thái ở trong trường hợp này được đặc trưng bởi vận tốc của chuyển động.

Bình luận (2)
AN
15 tháng 10 2018 lúc 20:41

Định luật I của Newton hay còn được biết đến với tên gọi khác là định luật quán tính. Từ nội dung của định luật, ta có thể suy ra công thức của nó.

Vectơ vận tốc của một vật tự do là: \(\overrightarrow{v}=0\) ( không đổi)

\(\overrightarrow{v}=\overrightarrow{C}\)

Do đó, vectơ gia tốc của một vật chuyển động tự do là

\(\overrightarrow{a}=\dfrac{d\overrightarrow{v}}{d\overrightarrow{t}}=\overrightarrow{0}\)

Bình luận (0)
TH
16 tháng 10 2018 lúc 12:00

lp 6 mà bt dc die liền :D

Bình luận (0)
LM
16 tháng 10 2018 lúc 16:53

Định luật 1 Newton bắt nguồn từ một phát biểu trước đó của [Galileo Galilei] và còn được gọi là định luật quán tính.

Định luật quán tính nêu lên một đặc tính quan trọng của một vật chuyển động, đó là khuynh hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động (quán tính). Trạng thái chuyển động ở đây được đặc trưng bởi vận tốc (hay tổng quát là động lượng) của chuyển động. Nếu không chịu tác dụng bởi một tổng hợp lực có giá trị khác không thì một vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi, và một vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.

Định luật 1 chỉ ra rằng lực không phải là nguyên nhân cơ bản gây ra chuyển động của các vật, mà đúng hơn là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái chuyển động (thay đổi vận tốc/động lượng của vật).

Nếu không xét tới các lực quán tính, định luật 1 của Newton chỉ nghiệm đúng trong các hệ quy chiếu quán tính, tức là hệ quy chiếu có vận tốc không đổi. Nếu áp dụng định luật này đối với các hệ quy chiếu phi quán tính, chúng ta phải thêm vào lực quán tính. Khi đó, tổng lực bằng lực cơ bản cộng lực quán tính.

Trong thực tế, không có hệ quy chiếu nào là hệ quy chiếu quán tính hoàn toàn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể, một hệ quy chiếu có thể coi gần đúng là hệ quy chiếu quán tính. Ví dụ, khi xét chuyển động của các vật trên bề mặt Trái đất, người ta thường xem hệ quy chiếu gắn với mặt đất như một hệ quy chiếu quán tính.

Câu trả lời chỉ mang tính tham khảo

Nguồn : trên mạng

Bình luận (0)
NT
17 tháng 10 2018 lúc 11:58
Định luật 1

Định luật 1 Newton bắt nguồn từ một phát biểu trước đó của [Galileo Galilei] và còn được gọi là định luật quán tính.

Định luật quán tính nêu lên một đặc tính quan trọng của một vật chuyển động, đó là khuynh hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động (quán tính). Trạng thái chuyển động ở đây được đặc trưng bởi vận tốc (hay tổng quát là động lượng) của chuyển động. Nếu không chịu tác dụng bởi một tổng hợp lực có giá trị khác không thì một vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi, và một vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.

Định luật 1 chỉ ra rằng lực không phải là nguyên nhân cơ bản gây ra chuyển động của các vật, mà đúng hơn là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái chuyển động (thay đổi vận tốc/động lượng của vật).

Nếu không xét tới các lực quán tính, định luật 1 của Newton chỉ nghiệm đúng trong các hệ quy chiếu quán tính, tức là hệ quy chiếu có vận tốc không đổi. Nếu áp dụng định luật này đối với các hệ quy chiếu phi quán tính, chúng ta phải thêm vào lực quán tính. Khi đó, tổng lực bằng lực cơ bản cộng lực quán tính.

Trong thực tế, không có hệ quy chiếu nào là hệ quy chiếu quán tính hoàn toàn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể, một hệ quy chiếu có thể coi gần đúng là hệ quy chiếu quán tính. Ví dụ, khi xét chuyển động của các vật trên bề mặt Trái đất, người ta thường xem hệ quy chiếu gắn với mặt đất như một hệ quy chiếu quán tính.

Định luật 2

Định luật 2 Newton được viết dưới dạng toán học như sau:

{\displaystyle {\vec {F}}={\frac {d{\vec {p}}}{dt}}}

Với:

{\displaystyle {\vec {F}}} là tổng ngoại lực tác dụng lên vật (trong SI, lực đo bằng đơn vị N) {\displaystyle {\vec {p}}} là động lượng của vật (trong SI, động lượng đo bằng đơn vị kg m/s) t là thời gian (trong SI, thời gian đo bằng đơn vị s)

Phương trình toán học trên đưa ra một định nghĩa cụ thể và chính xác cho khái niệm lực. Lực, trong vật lý, được định nghĩa là sự thay đổi của động lượng trong một đơn vị thời gian. Như vậy, tổng ngoại lực tác dụng lên một vật tại một thời điểm nhất định (lực tức thời) được biểu thị bởi tốc độ thay đổi động lượng của vật tại thời điểm đó. Động lượng của vật biến đổi càng nhanh khi ngoại lực tác dụng lên vật càng lớn và ngược lại.

Ngoài việc đưa ra định nghĩa cho lực, định luật 2 Newton còn là nền tảng của định luật bảo toàn động lượngđịnh luật bảo toàn cơ năng. Hai định luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc đơn giản hóa nghiên cứu về chuyển động và tương tác giữa các vật.

Định luật 2 Newton trong cơ học cổ điển[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cơ học cổ điển, khối lượng có giá trị không đổi, bất kể chuyển động của vật. Do đó, phương trình định luật 2 Newton trở thành:

{\displaystyle {\vec {F}}={\frac {d{\vec {p}}}{dt}}={\frac {dm{\vec {v}}}{dt}}=m{\frac {d{\vec {v}}}{dt}}}

{\displaystyle {\vec {F}}=m{\vec {a}}}

Với:

m là khối lượng của vật (trong SI, khối lượng đo bằng đơn vị kg) {\displaystyle {\vec {a}}} là gia tốc của vật (trong SI, gia tốc đo bằng đơn vị m/s2).

Như vậy trong cơ học cổ điển, tổng ngoại lực bằng tích của khối lượng và gia tốc.

Cũng trong cơ học cổ điển, nếu không xét tới lực quán tính, định luật 2, giống như định luật 1, chỉ đúng trong hệ quy chiếu quán tính. Khi áp dụng cho hệ quy chiếu không quán tính, phải có lực quán tính.

Định luật 2 Newton trong thuyết tương đối hẹp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thuyết tương đối hẹp, định luật 2 Newton được mở rộng để áp dụng cho liên hệ giữa lực và động lượng hay gia tốc-4:

{\displaystyle F^{a}={\frac {dP^{a}}{d\tau }}}

{\displaystyle F^{a}=m_{0}A^{a}}

Định luật 3[sửa | sửa mã nguồn]

Định luật 3 Newton chỉ ra rằng lực không xuất hiện riêng lẻ mà xuất hiện theo từng cặp động lực-phản lực. Nói cách khác, lực chỉ xuất hiện khi có sự tương tác qua lại giữa hai hay nhiều vật với nhau. Cặp lực này, định luật 3 nói rõ thêm, là cặp lực trực đối. Chúng có cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau.

Trong tương tác giữa hai vật A và B, nếu A tác dụng một lực {\displaystyle {\vec {F}}_{AB}} lên B, thì B cũng gây ra một lực {\displaystyle {\vec {F}}_{BA}} lên A và

{\displaystyle {\vec {F}}_{AB}=-{\vec {F}}_{BA}}.

Bình luận (0)
NT
17 tháng 10 2018 lúc 18:46

Định luật I Niu-tơn :

Mọi vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều nếu tổng hình học của các lực tác dụng lên vật bằng 0.

Trạng thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều là trạng thái chuyển động với vận tốc không thay đổi hay là giữ nguyên như cũ, tức là chuyển động theo quán tính. Do đó, định luật này được gọi là định luật quán tính.

Không giống như các định luật vật lý khác, ta không thể nào kiểm nghiệm được định luật này một cách trực tiếp bằng thực nghiệm vì trên trái đất không thể có bất kỳ vật nào hoàn toàn cô lập ( không chịu bất kỳ một lực nào). Thành thử, ta coi định luật này như một nguyên lý (tương tự như một tiên đề trong toán học) mà không chứng minh. Ta chỉ có thể xác nhận sự đúng đắn của định luật này khi kiểm nghiệm các hệ quả của định luật mà thôi.

Có thể nêu một ví dụ quan sát thông thường giúp ta dễ dàng thừa nhận định luật. : khi đẩy một vật nặng trượt trên sàn nhà ta có thể thấy vận tốc của vật giảm dần và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhưng nếu sàn nhà nhẵn thì vật có thể trượt rất xa. Sởõ dĩ như vậy là vì ngoài trọng lượng của vật và phản lực của sàn nhà là hai lực triệt tiêu lẫn nhau thì vật còn chịu tác dụng của lực ma sát và lực cản của không khí là hai lực ngược chiều chuyển động của vật và cản trở chuyển động của vật. Tưởng tượng nếu ta có thể làm giảm các lực này thì vật sẽ chuyển động được rất xa mặc dù ta chỉ đẩy vật trong một thời gian rất ngắn. Nếu làm triệt tiêu hoàn toàn các lực này thì vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi trên sàn nhà.

Bình luận (0)
NT
18 tháng 10 2018 lúc 12:42

Định luật 1 Newton: Nội dung, Công thức và Ý nghĩa

/Vật Lý /Định luật 1 Newton: Nội dung, Công thức và Ý nghĩa 24/09/2018 Vật Lý

ý nghĩa của định luật 1 newton

Định luật 1 Newton là một trong 3 định luật Newton. Đây là những định luật có vai trò quan trọng trong vật lý mà chúng ta không thể bỏ qua. Vậy định luật 1 Newton có nội dung, công thức thế nào? Ý nghĩa và ứng dụng của nó là gì? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được DINHNGHIA.VN giải đáp trong bài viết về định luật Newton dưới đây.

Mục lục [hide]

1 Nội dung và công thức định luật 1 Newton 1.1 Nội dung của định luật 1 Newton 1.2 Công thức của định luật 1 Newton 2 Nội dung và công thức định luật 2 Newton 2.1 Nội dung và công thức định luật 2 Newton 2.2 Bài tập ví dụ về định luật 2 Newton 3 Ý nghĩa định luật 1 và 2 Newton 3.1 Ý nghĩa định luật 1 niu tơn 3.2 Ý nghĩa định luật 2 niu tơn Nội dung và công thức định luật 1 Newton

Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton đã quá quen thuộc và có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng không thể bỏ qua định luật 1 và 2 Newton. Vậy định luật 1 có nội dung và công thức thế nào?

Nội dung của định luật 1 Newton

Định luật 1 Newton nói về sự chuyển động của vật hay còn được gọi là định luật quán tính. Nội dung của định luật được phát biểu như sau: Nếu một vật không chịu tác dụng của bất cứ lực nào hoặc chịu tác dụng của nhiều lực nhưng hợp lực của các lực này bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

Có thể hiểu, nếu một vật không chịu tác dụng bởi lực nào hoặc chịu lực tác dụng có hợp lực bằng 0 thì nếu vật đó đang đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi, còn nếu vật đó đang chuyển động thì sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi. Trạng thái ở trong trường hợp này được đặc trưng bởi vận tốc của chuyển động.

Công thức của định luật 1 Newton

Định luật 1 của Newton hay còn được biết đến với tên gọi khác là định luật quán tính. Từ nội dung của định luật, ta có thể suy ra công thức của nó.

Vectơ vận tốc của một vật tự do là: v→=0 (không đổi)

v→=C→

Do đó, vectơ gia tốc của một vật chuyển động tự do là: a→=dv→dt→=0→

định luật 1 newton và hình ảnh minh họa

Nội dung và công thức định luật 2 Newton Nội dung và công thức định luật 2 Newton

Bên cạnh định luật 1, chúng ta cũng không thể bỏ qua định luật 2 Newton. Nhiều người thường thắc mắc, định luật 2 Newton của ai? Định luật 2 do Newton phát hiện ra và được chia thành định luật 2 trong thuyết cơ học cổ điển và định luật 2 trong vật lý thông thường.

Định luật 2 Newton được phát biểu như sau: Gia tốc của một vật sẽ cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc luôn tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật đó.

Từ phát biểu này, ta có công thức: a→=Fhl−→−m

Trong đó:

m là khối lượng của vật a→ là gia tốc của vật và đo bằng đơn vị m/s2

Đây là công thức định luật 2 niu tơn lớp 10 đã được học. Tuy nhiên, với định luật này, ta còn có thể hiểu như sau:

F→=dp→dt với F là tổng ngoại lực tác dụng lên vật, p→ là động lượng của vật, đơn vị đo là kgm/s và t là thời gian, được đo bằng s.

Cách hiểu này đã đưa ra định nghĩa cho lực. Có thể hiểu, lực là sự thay đổi của động lực theo thời gian. Và lực của vật sẽ tỉ lệ thuận với động lực. Nếu động lực của vật biến đổi càng nhanh thì ngoại lực tác dụng lên vật sẽ càng lớn và ngược lại.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TH
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
SI
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết