Hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya

ND

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

TP
31 tháng 10 2016 lúc 17:30

a)

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số đó. Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy

e)Hồ Chí Minh – Người không phải là một nhà thuyết giáo, một vị Thánh, mà đơn giản, Bác là một người yêu Tổ quốc, yêu con người bằng cả sự sống của mình. Từ khi cả dân tộc Việt Nam và các dân tộc nô lệ vẫn chìm trong bóng tối và nhìn về Tổ quốc mình với nỗi tuyệt vọng, thì Hồ Chí Minh, mọi lúc, mọi nơi vẫn miệt mài đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình và cho hoà bình thế giới. Ngay cả những lúc Người bị vây hãm bởi những thế lực luôn luôn muốn dập tắt tiếng nói về độc lập, tự do, Người vẫn cất cao tiếng nói kiêu hãnh về dân tộc, tiếng nói của khát vọng tự do.Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và nhân dân bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, Người là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cuộc đời và những cống hiến Người để lại cho muôn đời sau đã trở thành niềm tin và sức mạnh của chân lý, là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng con người, là một trong những thứ hiếm hoi trong thế giới này vượt qua được sự băng hoại của thời gian.

Thơ ca là một trong những loại hình nghệ thuật gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình chuyển ngữ. Bởi việc thay đổi ngữ âm, từ ngữ rất dễ làm suy giảm giá trị của bài thơ, đặc biệt làm sao chuyển tải được nguyên vẹn tình cảm của một tác giả nước ngòai tới độc giả trong nước là một trách nhiệm vô cùng nặng nề đối với những người dịch thơ. Vượt qua tất cả những rào cản đó, nhân dân Việt Nam với các nhà thơ và nhân dân thế giới đã tìm thấy tiếng nói tương đồng là sự yêu thương và thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có ý kiến đã từng cho rằng: Văn hóa là sợi dây có khả năng nối liền nhân dân các nước và các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng sự nghiệp hoạt động cách mạng và những cống hiến về văn hóa của mình đã trở thành người Việt Nam đầu tiên bắc nhịp cầu giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè khắp năm châu. Cảm ơn các thi sĩ quốc tế - Những người bạn ngoại quốc quý giá của nhân dân Việt Nam đã cất lên những tiếng nói trữ tình từ trái tim nhân hậu, để khẳng định sức mạnh trong nhân cách, đạo đức và hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cổ vũ cho mỗi người dân Việt Nam tiếp tục vững bước trên con đường vinh quang mà Bác Hồ kính yêu đã đưa đường chỉ lối./.

g), Được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, sử dụng thi liệu thơ Đường, vừa cổ điển vừa hiện đại.
c, Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và từ ngữ giàu chất tạo hình, cái thực và cái ảo đan xen, hài hoà.
d, Cấu trúc tác phẩm: Tả cảnh, tả tâm trạng.
e, Trong thơ có hoạ có nhạc, hàm súc.
Những nét riêng về nghệ thuật của từng bài thơ.
Những điểm chung về nghệ thuật của hai bài thơ.
g, Nghệ thuật tả khái quát không gian, cảnh vật.
b, Có sáng tạo về cách ngắt nhịp, điệp ngữ chuyển tiếp.

 


 

Bình luận (8)
H24
31 tháng 10 2016 lúc 15:27

d, Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

Bình luận (0)
ND
31 tháng 10 2016 lúc 15:07

@Mai Phương aNH

Bình luận (8)
TP
31 tháng 10 2016 lúc 17:22

đăng ít 1 thôi bn

nhìn hoa cả mát

Bình luận (1)
TS
3 tháng 11 2016 lúc 16:34

Sao bn ngu thế bn

 

Bình luận (4)
LD
6 tháng 11 2016 lúc 11:23

a, Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) không chỉ là vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc và nhân loại. Với quan điểm văn chương là vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, trong cuộc hành trình khắp năm châu bốn biển tìm con đường cứu nước cứu dân tộc.

 

Bình luận (0)
HL
8 tháng 11 2016 lúc 10:16

a) HCM ( 1890 - 1969 ) là 1 người yêu nước , đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc và còn là 1 danh nhân văn hóa thế giới , 1 nhà văn lớn . Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954 ) Người đã viết bài thơ " Cảnh khuya " ở chiến khu Việt Bắc .

b) + Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

+ Số tiếng trong mỗi câu : 7 tiếng

+ Số câu thơ trong bài : 4 câu

+ Cách gieo vần : chữ cuối ở câu 1 , 2 , 4 ( vần a )

- Cảm xúc bao trùm của bài thơ :

+ Sự say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên

+ Lỗi lo lắng cho vận mệnh của đất nước

- Câu 1 nhịp 3 / 4 , câu 4 nhịp 2 / 5 , các câu còn lại nhịp 4 / 3

c) Cảnh khuya là 1 bức tranh đẹp về thiên nhiên . Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng nay lại càng thêm tĩnh lặng . Khi mặt trời lặn xuống để lại 1 màn đem yên tĩnh thì lúc đó ánh trăng bắt đầu hiện lên lấp lánh huyền ảo lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương . Khung cảnh thiên nhiên có xa có gần . Xa là tiếng suối gần là ánh trăng , bóng cây , bóng lá . Sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen . Màu trắng bạc của vầng tranh sáng , màu đen sẫm của tàn cây , bóng cây , bóng lá . Nhưng dười gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa 1 sức sống âm thầm , rạo rực của thiên nhiên . Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng vời vợi , có bóng cổ thụ có bóng hoa .... Tất cả giao hòa nhịp nhàng , tạo nên tình điệu êm đềm , dẫn dắt hồn người vào cõi mộng

- BPNT được sử dụng : so sánh , liệt kê , ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : khiến cho tiếng suối có sức sống trẻ trung và gần gũi với tâm hồn con người hơn

- Từ ngữ : từ lồng được nhắc lại 2 lần thể hiện sự hòa hợp quấn quýt của 2 màu sắc đen trắng . BP liệt kê trăng , hoa , cổ thụ tạo nên nhiều tầng lớp đan cài , hòa quyện với nhau .

- Tác giả là người yêu thiên nhiên tha thiết

d) - Yêu thiên nhiên tha thiết , lo vho vận mệnh đất nước

+ Chưa ngủ ở cuối câu 3 : thể hiện niềm say mê trong tâm hồn người thi sĩ trước cảnh đẹp thiên nhiên

+ Chưa ngủ ở cuối câu 4 : nỗi lo lắng cho vận mệnh đất nước của người chiến sĩ

e) HCM là người yêu thiên nhiên đất nước , có tâm hồn nhạy cảm

g) BPNT : so sánh , liệt kê , ẩn dụ , điệp từ đã làm cho con người cảm nhận được thiên nhiên rất gần gũi với con người đồng thời thấy Bác là 1 người yêu thiên nhiên , đất nước . 2 tâm trạng ấy luôn thống nhất trong con người Bác .

Bình luận (5)
PH
17 tháng 11 2016 lúc 19:04

răng ngu rứa hả bạn? oaoa

Bình luận (12)
NA
2 tháng 1 2017 lúc 19:40

a; hồ chí minh (1890-1969)là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng việt nam người đã lanhx đạo nhân dân ta dành độc lập dân tộc thống nhất tổ quốc bác còn là 1 danh nhân văn hóa thế giới 1 nhà thơ lớn của dân tộc

c, biện pháp nghệ thuật điệp từ : để vẽ lên 1 bức tranh thiên nhiên với tầng cao là trăng tầng giữa là cây thầng thấp là hoa

tác giả là người yêu thiên nhiên say sưa với vẻ đẹp thiên nhiênvui

Bình luận (0)
LD
30 tháng 10 2017 lúc 21:41

A/ HCM (1890-1969) là 1vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam . Là người đã lãnh đạo nhân dân ta dành lại độc lập

B) Thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt (đường luật)

+Số tiếng trong mỗi câu :7 tiếng

+ Số câu thơ của bài là 4 câu

+ Cách gieo vần : chữ cuối ở câu 1,2,4(vần a)

Cảm xúc bao trùm lên bài thơ:

+ Sự say đấm trước vẻ đẹp của thiên nhiên

+Nổi lo lắng cho vận mệnh đất nuớc

+Câu 1,nhịp 3/4 câu 4,nhịp 2/5 ,các câu còn lại 4/3

C/ dùng biện Pháp nghệ thuật số sánh ví vốn , tiếng suối trong như tiếng hát xa . Đồng thời lồng ghép trăng và cây cổ thụ vào thành 1

+ Cho thấy sự giao hòa với thiên nhiên

+Tác giả yêu thiên nhiên

+Cho ta thấy 1bức tranh thiên nhiên lung ling ,có âm Thanh , hình ảnh đậm chất thơ

D/ 2câu thơ cuối là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên.Song, cả 2câu cuối công khắc họa 1 phương diện khác của bác,bác chưa ngủ vì lo nổi nuớc nhà

+Cụm từ"chủa ngủ" đuợc nhấn mạnh và có 2lần gắn với nổi băn khoăng về vận nước , điều đó đủ thấy tấm lòng tha thiết vì dân vì nuớc

E)em hiểu được tình cảm gắn bó giữa thiên nhiên và lòng yêu nước của mỗi con người đồng thời nó cũng thể hiện tâm hồn yêu nước của bác

G,/ biện Pháp Diệp ngữ , hình ảnh đặc sắc gởi hình , gợi cảm , từ ngữ cổ điển , hiện đại

Chúc bn hc tốt

Bình luận (0)
NL
30 tháng 10 2017 lúc 22:02

banh vui leuleu hehe haha banhqua ngaingung thanghoa

Đề bài: Phân tích - Bình luận bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Bài làm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ muôn vàn kính yêu - được nhân dân ta và thế giới suy tôn là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá. Trong hoạt dộng và lãnh đạo cách mạng, mỗi khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt nào đó. Người thường hứng khởi sáng tác thơ ca. Mỗi bài thơ của Bác là một mảnh tâm hồn trong sáng, cao đẹp hài hoà chất nghệ sĩ và chiến sĩ. Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp - từ năm 1947 đến 1954 - Bác đã sáng tác một số bài thơ như thế. Trong số thơ kháng chiến, Cảnh khuya là một bài thơ khá đặc sắc được Bác viết năm 1947, vào một đêm trăng rừng Việt Bắc đẹp, gợi biết bao nồi niềm:Tiếng suối trong như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa .Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Bài thơ được làm theo thể thơ tứ tuyệt Đường thi, bốn câu, mỗi câu bảy tiếng mang thanh điệu, vần điệu, bố cục tương tự những bài tứ tuyệt Đường thi và thơ ca trung đại Việt Nam mà chúng ta từng biết. Điều thú vị là tác giả - Hồ Chí Minh - đã sáng tạo khi ngắt nhịp ở câu 1 và câu 4. Trong các câu thơ làm theo luật thơ Đường, các nhà thơ thường ngắt nhịp 4/3. Ở câu 1, bài Cảnh khuya ngắt 3/4 ("Tiếng suối trong / như tiếng hát xa") và ớ câu 4 là 2/5 ("Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà"). Điều đó vừa làm cho nhạc thơ được mới lạ vừa thể hiện chính xác cung bậc cảm xúc của tác giả lúc bấy giờ. Hai câu đầu tả cảnh trăng rừng Việt Bắc :Tiếng suối trong như tiếng hát xa .Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Câu thứ nhất tả âm thanh tiếng suối trong vắt vẳng từ xa lại. Nghe tiếng suối, nhà thơ ngỡ như nghe tiếng ai đó đang hát. Nghệ thuật so sánh ở đây thật đặc sắc. Trước kia, Nguyễn Trãi trong Bài cư Côn Sơn cũng tả tiếng suối, cũng dùng phép so sánh : "Côn Sơn suối chảy rì rầm - Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai". Cách so sánh của người xưa tuy hay nhưng dù sao vẫn là từ âm thanh của tự nhiên liên tướne tới âm thanh vẫn của tự nhiên. Còn Bác Hồ - trong thời đại ngày nay - đã so sánh tiếng suối, âm thanh của tự nhiên với tiếng người hát, âm thanh phát ra từ con người. Điều ấy khiến cho tiếng suối của rừng Việt Bắc trờ nên gần gũi với con người hơn và mang sức sống trẻ trung hơn. Sống giữa thiên nhiên, Bác Hồ luôn cảm thấy như được sống với con người. Hay nói khác đi, Bác luôn coi thiên nhiên là bè bạn, tri kỉ, tri âm biết chia sẻ buồn vui với mình. Câu thơ thứ hai : "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" tiếp tục tả cảnh thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống. Đây là bức tranh có nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng. Có nét đậm là dáng hình của vòm cổ thụ ở trên cao lấp loáng ánh trăng. Có nét thanh mảnh ảo huyền là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất hay trên sàn nhà lấp lánh, xao động như những hình hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ dùng hai màu sáng tối mà tạo nên vẻ đẹp lung linh chập chờn và ấm áp, hoà hợp giữa các chi tiết của thiên nhiên, tạo vật. Điều đó được nhà thơ biểu hiện tập trung ở điệp từ "lồng": "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa". Đọc thơ, ta ngỡ trăng, cổ thụ và hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau, vậy mà vẫn "lồng" vào nhau, soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau, cùng nhau hoạ nên bức tranh tuyệt mĩ. Bức tranh ấy do thiên nhiên vẽ ra, hay chính là do tài năng và sự cảm nhận tinh tế của tác giả - Hồ Chí Minh - tạo dựng ? Thiên nhiên thì bao giờ, ở đâu chẳng thế. Điều quyết định vẻ đẹp tươi (hay sự xấu xa buồn thảm) của bức tranh thiên nhiên là ở lòng người. Nói khác đi, Hồ Chí Minh đã thổi vào cảnh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để dựng lại thành một bức tranh lung linh, sống động. Đến hai câu cuối, cảnh đêm rừng Việt Bắc vừa được khẳng định đẹp như tranh vừa gợi biết bao nỗi niềm tâm trạng của người ngắm cảnh:Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Đối với một tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ của chúng ta khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như một bức tranh là điều rõ ràng. Trước cảnh đẹp như thế, Người đã say sưa thưởng thức đến độ qưên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, đáng yêu quá. Nếu chỉ dừng bài thơ ở đây, tâm hồn tác giả cũng đã rất đáng trân trọng rồi. Bởi vì, yêu cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha vậy. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ chưa ngủ không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mớ ra một cung bậc cảm xúc mới nữa. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng vé sự nghiệp kháng chiến, vé việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hoà phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh. Cảnh khuya vừa là bài thơ tả cảnh, ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TD
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
DG
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
MV
Xem chi tiết