a) Hãy nêu các tính chất (mà em biết) về mỗi chất: khí oxi và khí cacbonic.
* Khí oxi:
+ Tính chất vật lý:
- Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí , hóa lỏng ở \(-183^0C\). Oxi hóa lỏng có màu xanh nhạt
+ Tính chất hóa học:
- Tác dụng với phi kim:
VD: Lưu huỳnh, phôtpho, Cacbon,.....
VD: \(S+O_2\underrightarrow{t^0}SO_2\)
- Tác dụng với kim loại:
VD: Fe, Al, K, Ca,.... ( trừ Ag, Au )
VD: \(2Ca+O_2\underrightarrow{t^0}2CaO\)
- Tác dụng với hợp chất:
VD: \(C_2H_4,CH_4,....\)
VD: \(CH_4+2O_2\underrightarrow{t^0}CO_2+2H_2O\)
* Khí cacbonic
+ Tính chất vật lý:
- Cacbonic là chất khí vị hơi chua, không màu ở điều kiện nhiệt độ tự nhiên. Khi làm lạnh đột ngột CO2 ở dạng rắn gội là băng khô. Băng khô không nóng chảy thành CO2 mà thăng hoa luôn.
+ Tính chất hóa học:
- Tác dụng với nước:
VD: \(CO_2+H_2O\rightarrow H_2CO_3\)
- Tác dụng với bazơ tan:
VD: \(CO_2+2NaOH\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)
- Tác dụng với oxit bazơ tan:
VD: \(CO_2+Na_2O\rightarrow Na_2CO_3\)
b) Nêu cách làm để phân biệt 2 bình đựng 2 chất khí trên.
- Cho dd Ca(OH)2 vào 2 bình đựng:
+ Khí nào làm đục nước vôi trong là CO2
PTHH: \(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
- Bình còn lại thì cho tàn đóm đỏ vào bùng cháy thì là khí O2.
Ngoài lề: Bài làm không biết có sai không nhưng cứ tham khảo đi cũng được.