Bài viết số 1 - Văn lớp 7

TM

a) Bài bánh trôi nước thuộc thể thơ nào? Bài thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào?

b) Bài thơ bánh trôi nước có những điểm nào giống với những câu hát than thân trong ca dao?

c) Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào ( vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận)?

d) Trong hình ảnh trên, hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?

e) Tình cảm, thái đọ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào? Chi tiết nào trong bài thơ được thể hiện điều đó?

 

TP
2 tháng 10 2016 lúc 15:08

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

Bình luận (6)
MT
2 tháng 10 2016 lúc 21:46

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

Bình luận (0)
MT
3 tháng 10 2016 lúc 6:34

Bàn về vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ bà cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu như cuốn “Văn học Việt Nam”(giai đoạn nữa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX) của tác giả Nguyễn Lộc, Nxb GD, 2001. Hay cuốn “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm”, Nxb GD, 2007,  cuốn “thơ Hồ Xuân Hương” của Phạm Uyên, Nxb Đồng Nai, 2004. Hay cuốn “ Thơ và đời của Lữ Huy Nguyên…Nói chung tất cả các cuốn trên đều có đề cập đến cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập cụ thể đến vấn đề hình tượng phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương” một cách hệ thống và toàn diện mà chỉ đề cập đến một khía cạnh, chỉ một mặt nhỏ trong công trình nghiên cứu của họ. Có thể khẳng định "lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương là lịch sử nỗi ám ảnh chưa bao giờ đứt đoạn của vấn đề tiểu sử và văn bản thơ Hồ Xuân Hương”

 
Bình luận (0)
DT
4 tháng 10 2016 lúc 20:58

Hô he

Bình luận (1)
NM
4 tháng 10 2016 lúc 21:21

a) Bài bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật gồm 4 câu, mỗi cây 7 chữ . Cách hợp vần :chữ cuối của cây 1 hợp vần với chữ cuối của câu 2 và câu 4 

 c) bánh trôi nước được miêu tả:

             - bánh có màu trắng của bột nếp 

             = bánh được nặn thành từng viên hình tròn . Nếu nhào bột mà nhiều nước thì nát , ít nước thì rắn 

              - khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nối lên, bánh chưa chín thì chìm xuống.

  Vẻ đẹp : trong trắng , xinh đẹp .

 Thân phận : chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời. 

 Phẩm chất: dù gặp bất cứ cảnh ngộ oái oăm , ngang trái gì vẫn giữ vững được tấm lòng son sắt , thủy chung , tình nghĩa .

Bình luận (0)
ND
17 tháng 10 2017 lúc 18:55

1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):

- Bài thơ gồm bốn câu.

- Mỗi câu có 7 chữ

- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.

- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

Bình luận (0)
ND
17 tháng 10 2017 lúc 18:56

2. - Giống nhau:

+ Hình thức: Đều mở đầu bằng cụm từ “thân em” (như một lời than thở thường để diễn đạt nỗi bất hạnh); thường sử dụng thành ngữ, tục ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày của người bình dân; thường sử dụng phép so sánh, ẩn dụ, liên tưởng (như hạt mưa sa, như mảnh lụa đào, như củ ấu gai, như hạt mưa rơi, hạc đầu đình,...).

+ Nội dung: Đều để ngợi ca vẻ đẹp và nỗi xót xa cho thân phận bạc bẽo, mong manh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Các tác phẩm này đều nằm trong phạm vi nguồn cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa đối với người phụ nữ.

- Khác nhau:

+ Bài thơ Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương thuộc bộ phận Văn học viết, có dấu ấn tác giả; được triển khai chặt chẽ, sâu sắc.

+ Những câu ca dao trên thuộc bộ phận Văn học dân gian, có nhiều dị bản, có dấu ấn sáng tác tập thể, phiếm chỉ, dường như chưa trở thành một bài thơ hoàn chỉnh.


Bình luận (0)
ND
17 tháng 10 2017 lúc 18:57

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.



Bình luận (0)
PN
6 tháng 12 2017 lúc 20:42

bài bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ nguyệt đường luật vì bài thơ tuân thủ theo đúng những quy định về luật tjow của thể thơ thất ngôn tứ nguyệt ( đường luật )

bài thơ gồm 4 câu , mỗi câu có 7 chữ

mỗi câu ngắt nhịp 3/4

vần được gieo ở cuối câu 1 , 2, 4

Bình luận (0)
DN
2 tháng 10 2018 lúc 16:27

* hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả:

- hình dạng và màu sắc: trắng và tròn

-> hình dạng người phụ nữ: xinh đẹp

- cách làm bánh: bảy nổi ba chìm

-> số phận: lênh đênh, vô định

- cách nặn bánh: rắn, tùy vào tay người nặn

-> thân phận: bị lệ thuộc

- nhân bánh: "lòng son", mật ở giữa

-> phẩm chất: thủy chung, son sắt (son sắt: thuỷ chung, không bao giờ đổi thay, không bao giờ phai nhạt, tựa như lúc nào cũng đỏ như son, rắn như sắt)

* bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa:

- vẻ đẹp: xinh đẹp, trong trắng, toàn mĩ.

- phẩm chất: dù có gặp cảnh ngộ bất trắc như thế nào thì vẫn giữ được sự son sắt thủy chung, tình nghĩa (bất trắc: sự việc không hay, không liệu trước được).

- thân phận: chìm nổi và rất bấp bênh giữa cuộc đời khắc nghiệt (luôn như ở trong nồi nước sôi).

tick cho mình nhahiu

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TH
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết