Hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

AT

2/Các bước thực hiện 1 trong 2 đề sau :

Đề 1:chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "có công mài sắt , có ngày nên kim"(xác định vấn đề ,tìm ý cho đề văn).

Đề 2 : chứng minh chân lí được nêu trong bài thơ:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

(Hồ Chí Minh)

(Xác định yêu cầu các phần Mở bài ,Thân bài,kết bài cho bài văn)

LQ
9 tháng 2 2018 lúc 19:44

I/MB:
- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
- Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.
- Tục ngữ.
II/TB:
1. Lí lẽ:
- Dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "Kiên trì".
- Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
- Không có kiên trì thì không làm được gì.
2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công:
- Dẫn chứng 1 (xưa): Trần Minh khố chuối...
- Dẫn chứng 2 (ngày nay): Tấm gương Bác Hồ...
3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
4. Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 3 (ngày nay): Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay...
- Dẫn chứng 4 (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự:
"Không có việc gì khó
Chỉ sở lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
III/KB:
- Nêu nhân xét chung: Đó là chân lí.
- Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn.

Bình luận (1)
ND
9 tháng 2 2018 lúc 19:56

1 Dàn bài
I/MB:
- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
- Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.
- Tục ngữ.
II/TB:
1. Lí lẽ:
- Dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "Kiên trì".
- Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
- Không có kiên trì thì không làm được gì.
2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công:
- Dẫn chứng 1 (xưa): Trần Minh khố chuối...
- Dẫn chứng 2 (ngày nay): Tấm gương Bác Hồ...
3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
4. Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 3 (ngày nay): Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay...
- Dẫn chứng 4 (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự:
"Không có việc gì khó
Chỉ sở lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
III/KB:
- Nêu nhân xét chung: Đó là chân lí.
- Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn.

Bình luận (0)
ND
9 tháng 2 2018 lúc 19:58

2

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Những câu thơ của Người đã nêu lên một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh.

Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh "đào núi và lấp biển" chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó.
Vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri cô Ca-xu- rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa...

Ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được. Trải qua bao đau đớn. bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy cũng rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệ thanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà văn Mai Xuân Thường. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn.

Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch,... Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày từ tờ mớ đất, bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời,...

Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽ được đời sau tôn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KP
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
GP
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết