Bài viết số 1 - Văn lớp 7

H24

2 tình cảm mà bài 1 điễng tả là tình cảm gì?hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ ,hình ảnh ,âm điệu của bài ca này.tìm những câu ca dao cũng nói điến công cha ,nghĩa mẹ tương tự như bài 1

NH
6 tháng 9 2017 lúc 20:35
Cha mẹ là người có vai trò và công lao vô cùng to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện bổn phận và trách nhiệm của những người làm con với công lao trời biển ấy của cha mẹ. Đó là tình cảm sâu sắc nhất mà bài ca dao 1 muôn nhắn nhủ tới người đọc. Có lẽ đây là bài ca dao đã chạm đến sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đối với cha mẹ. Cái hay của bài ca dao là đã sử dụng những ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu nghệ thuật đặc sắc như: Về hình thức, bài ca dao đó thế hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mầu tử. Về biện pháp nghệ thuật so sánh ví von. “Công cha” được so sánh với núi “ngất trời”. “Nghĩa mẹ” được so sánh với nước “biển Đông”. Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao. Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là nghĩa tình cao cả, ko thể kể xiết Từ “công” là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành “cù lao chín chữ” để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng. Thể thơ lục bát mền mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng. bài ca dao đó thế hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mầu tử. Những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày, thức đủ năm canh…”

" Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang"

Nguồn :)

Bình luận (0)
H24
7 tháng 9 2017 lúc 5:25

- Cha mẹ là người có vai trò và công lao vô cùng to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện bổn phận và trách nhiệm của những người làm con với công lao trời biển ấy của cha mẹ. Đó là tình cảm sâu sắc nhất mà bài ca dao 1 muôn nhắn nhủ tới người đọc.

- Bài ca dao đã đế lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc vì nó không chĩ là lời giáo huấn khô khan về trách nhiệm, bổn phận của con cái đối với cha, mẹ mà “công cha”, "nghĩa mẹ" đã trở nên sinh động, hấp dần và cụ thể trong tiềm thức của mỗi người. Có được kết quả đó là do trong bài ca dao có các từ ngữ, hình ảnh, âm điệu khá hay và đặc sắc. Điều đó thế hiện rõ:

Thứ nhất, về hình thức, bài ca dao đó thế hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mầu tử.

Thứ hai, tác giả dân gian đã dùng lối nói ví von: so sánh công cha với “núi Thái Sơn”, nghĩa mẹ với “nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn” và “nước trong nguồn” là những sự vật to lớn vĩnh hằng, mênh mông, vô tận của thiên nhiên, đất trời. Những hình ảnh ấy làm tăng sức gợi cảm. Từ đó, giúp người đọc có thê hình dung tình cảm cha mẹ dành cho con là vô bờ bến, không thế đo đếm được, như “nước trong nguồn” và “núi Thái Sơn”. Bên cạnh đó, các hình ảnh “biển”, “trời” còn mang tính biểu tượng về truyền thống của văn hoá phương Đông. Thể hiện sự ngưỡng vọng thành kính, độ sâu và nét tinh tế kín đáo.

Cuối cùng, hình ảnh đó được sử dụng để làm tăng tính âm điệu tha thiết nhắn nhủ của lời hát ru, làm tăng tính cụ thể về sự vất vả hi sinh của cha mẹ và thế hiện tình cảm biết ơn sâu sắc của con cái. Bài ca dao còn thể hiện ở “Cù lao chín chữ”, kết hợp với thể thơ lục bát ngọt ngào, sâu lắng, uyển chuyên đã tạo cho bài ca dao có được sức sống lâu bền trong lòng của người đọc.

Bài ca dao tương tự:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PN
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
NO
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết