Bài 31. Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

NA

1,Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam ?

2,Hãy chứng tỏ rằng quá trình Pháp xâm lược Việt Nam là quá trình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng Pháp ?

3,So sánh cuộc khởi nghĩa Hương Khê với các cuộc khởi nghĩa khác ?

4,Nêu nội dung của hiệp ước Pa-tơ-nốt.

5,Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?

ML
9 tháng 3 2018 lúc 22:05

1) _Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
_ Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

Bình luận (0)
ML
9 tháng 3 2018 lúc 22:06

2) Chỉ cần nhìn vào các sự kiện theo mốc thời gian là thấy rõ quá trình đầu hàng của nhà Nguyễn.

Năm 1859, Pháp chiếm Gia Định. Năm 1860, Pháp dồn lực lượng vào cuộc chiến với Trung Hoa. Nhà Nguyễn không tận dụng được thời cơ giải phóng Gia Định mà án binh bất động. 1861, Pháp chiếm Định Tường. Nhà Nguyễn chủ trương nghị hoà. Cuối năm 1861 đầu 1862, Pháp đánh Biên Hoà. Bà Rịa, Vĩnh Long..., quan quân nhà Nguyễn tháo chạy. Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) được ký, theo đó nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp, cùng với những nhượng bộ khác rất nặng nề như: mở cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho tư bản Pháp tự do buôn bán, bồi thường cho Pháp 4 triệu france...

Năm 1867, chỉ trong vòng vài ngày, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không gặp phải sự kháng cự đáng kể nào.

Năm 1873, Pháp đánh Hà Nội. Nhà Nguyễn không có phản ứng nên Pháp nhân cơ hội chiếm luôn các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình... Quân và dân địa phương chiến đấu nhưng triều đình Huế không ủng hộ, trái lại còn ra lệnh bắt họ rút lui (điển hình là trường hợp Hoàng Tá Viêm). Năm 1874, hiệp ước Giáp Tuất được ký kết, theo đó nhà Nguyễn nhượng Pháp thêm 3 tỉnh miền Tây, mở cửa sông Hồng, cửa Thị Nại, Hải Phòng, Hà Nội cho Pháp buôn bán và đặt lãnh sự, truy bắt và giải nộp cho Pháp những người nổi loạn ở Nam Kỳ trốn ra phía Bắc. Hiệp ước 1874 đánh dấu bước mới trong quá trình đầu hàng của triều Nguyễn.

Năm 1883, Pháp đánh kinh thành Huế. Nhà Nguyễn ký điều ước Harmand thừa nhận quyền "bảo hộ" của Pháp ở nước ta. Năm 1884, Hiệp ước Patenôtre ký ngày gồm 19 điều khoản, xác định rõ thêm vai trò “bảo hộ” của nước Pháp đối với Việt Nam. Nước ta bị chia cắt làm ba: Nam Kỳ thuộc địa, Bắc Kỳ “bảo hộ” (thực chất do các công sứ Pháp trực trị) và Trung Kỳ của Nam triều do khâm sứ Pháp điều khiển. Hiệp ước Patenôtre hoàn toàn biến nước ta thành thuộc địa của Pháp. Nói cách khác, đến đây triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.

Bình luận (0)
ML
9 tháng 3 2018 lúc 22:08

3)1. Giống nhau:
- Đều nằm trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
- Lãnh đạo: đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Đều bị đàn áp và thất bại.
2. Khác nhau.
* Thời gian diễn ra.
Khởi nghĩa Bãi Sậy: 9 năm từ 1883 - 1892
Khởi nghĩa ba Đình: 2 năm từ 1886 - 1887
Khởi nghĩa Hương Khê: 11 năm 1885 - 1896
* Người lãnh đạo
Khởi nghĩa Bãi Sậy: Nguyễn Thiện Thuật
Khởi nghĩa Ba Đình: Phạm Bành và Đinh Công Tráng
KHởi nghĩa Hương Khê: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
* Địa bàn dễn ra.
Khởi nghĩa Bãi sậy: Vùng lau sậy um tùm thuộc Hưng yên.
Khởi nghĩa Ba Đình: Ba làng Mĩ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh - Nga Sơn - Thanh Hóa.
Khởi nghĩa Hương Khê: 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
* Cách đánh.
Khởi nghĩa Bãi Sậy: Đánh du kích, lấy ít địch nhiều.
Khởi nghĩa ba Đình: Đánh chiến tuyến cố định, xây dựng hệ thống hầm hào kiên cố quanh 3 làng.
Khởi nghĩa Hương Khê: Dựa vào núi rừng hiểm trở, hệ thống công sự chằng chít tiến hành chiến tranh du kích, đánh địch bằng nhiều hình thức.
Nhận xét: Trong 3 cuộc khởi nghĩa trên, khởi nghĩa Hương Khê là quy mô lớn nhất, thời gian diễn ra lâu nhất và chiến đấu bền bỉ hơn cả.

Bình luận (0)
ML
9 tháng 3 2018 lúc 22:08

4) Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), là hòa ước cuối cùng triều đình nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản. Đại diện các phía nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại thần, Tôn Thất Phan - Phó Toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ chính đại thần và phía Pháp là Jules Patenôtre - Sứ thần Cộng hoà Pháp
Sau khi ký Hoà ước Quý Mùi 1883, trong nội bộ triều đình Huế lục đục, các vị vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi kế tiếp nhau lên ngôi trong thời gian ngắn. Lúc này, ở Bắc Kỳ quân Pháp đang đánh nhau với quân nhà Thanh và đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân 1884, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Dựa vào bản sơ bộ này, mà sau này là bản chính thức Hòa ước Thiên Tân 1885, Chính phủ Pháp đã sai Patenôtre - Đại diện Cộng hoà Pháp đến Huế sửa lại Hòa ước Quý Mùi 1883 trước đó giữa Pháp và nhà Nguyễn
Hầu hết nội dung các điều khoản trong bản hoà ước mới này không khác nhiều so với bản hoà ước Quý Mùi (Harmand) ký năm 1883, tuy nhiên có thêm hai điều khoản mới:
• Chia nước Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine) dưới ba chế độ khác nhau; mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp; Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.
• Trả các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trước thuộc Bắc Kỳ nay thuộc về Trung Kỳ và trả tỉnh Bình Thuận trước thuộc Nam Kỳ hoàn lại cho Trung kỳ.

Bình luận (0)
ML
9 tháng 3 2018 lúc 22:09

5) Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Bình luận (0)
VD
10 tháng 3 2018 lúc 10:32

1/Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Pháp đòi hỏi phải có thuộc địa để khai thác và bóc lột. Việt Nam là một trọng những thị trường đáp ứng yêu cầu này nên từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược Việt Nam.

Bình luận (0)
VD
10 tháng 3 2018 lúc 10:33

2/Chỉ cần nhìn vào các sự kiện theo mốc thời gian là thấy rõ quá trình đầu hàng của nhà Nguyễn.

Năm 1859, Pháp chiếm Gia Định. Năm 1860, Pháp dồn lực lượng vào cuộc chiến với Trung Hoa. Nhà Nguyễn không tận dụng được thời cơ giải phóng Gia Định mà án binh bất động. 1861, Pháp chiếm Định Tường. Nhà Nguyễn chủ trương nghị hoà. Cuối năm 1861 đầu 1862, Pháp đánh Biên Hoà. Bà Rịa, Vĩnh Long..., quan quân nhà Nguyễn tháo chạy. Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) được ký, theo đó nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp, cùng với những nhượng bộ khác rất nặng nề như: mở cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho tư bản Pháp tự do buôn bán, bồi thường cho Pháp 4 triệu france...

Năm 1867, chỉ trong vòng vài ngày, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không gặp phải sự kháng cự đáng kể nào.

Năm 1873, Pháp đánh Hà Nội. Nhà Nguyễn không có phản ứng nên Pháp nhân cơ hội chiếm luôn các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình... Quân và dân địa phương chiến đấu nhưng triều đình Huế không ủng hộ, trái lại còn ra lệnh bắt họ rút lui (điển hình là trường hợp Hoàng Tá Viêm). Năm 1874, hiệp ước Giáp Tuất được ký kết, theo đó nhà Nguyễn nhượng Pháp thêm 3 tỉnh miền Tây, mở cửa sông Hồng, cửa Thị Nại, Hải Phòng, Hà Nội cho Pháp buôn bán và đặt lãnh sự, truy bắt và giải nộp cho Pháp những người nổi loạn ở Nam Kỳ trốn ra phía Bắc. Hiệp ước 1874 đánh dấu bước mới trong quá trình đầu hàng của triều Nguyễn.

Năm 1883, Pháp đánh kinh thành Huế. Nhà Nguyễn ký điều ước Harmand thừa nhận quyền "bảo hộ" của Pháp ở nước ta. Năm 1884, Hiệp ước Patenôtre ký ngày gồm 19 điều khoản, xác định rõ thêm vai trò “bảo hộ” của nước Pháp đối với Việt Nam. Nước ta bị chia cắt làm ba: Nam Kỳ thuộc địa, Bắc Kỳ “bảo hộ” (thực chất do các công sứ Pháp trực trị) và Trung Kỳ của Nam triều do khâm sứ Pháp điều khiển. Hiệp ước Patenôtre hoàn toàn biến nước ta thành thuộc địa của Pháp. Nói cách khác, đến đây triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.

Bình luận (0)
VD
10 tháng 3 2018 lúc 10:34

3/1. Giống nhau:
- Đều nằm trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
- Lãnh đạo: đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Đều bị đàn áp và thất bại.
2. Khác nhau.
* Thời gian diễn ra.
Khởi nghĩa Bãi Sậy: 9 năm từ 1883 - 1892
Khởi nghĩa ba Đình: 2 năm từ 1886 - 1887
Khởi nghĩa Hương Khê: 11 năm 1885 - 1896
* Người lãnh đạo
Khởi nghĩa Bãi Sậy: Nguyễn Thiện Thuật
Khởi nghĩa Ba Đình: Phạm Bành và Đinh Công Tráng
KHởi nghĩa Hương Khê: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
* Địa bàn dễn ra.
Khởi nghĩa Bãi sậy: Vùng lau sậy um tùm thuộc Hưng yên.
Khởi nghĩa Ba Đình: Ba làng Mĩ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh - Nga Sơn - Thanh Hóa.
Khởi nghĩa Hương Khê: 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
* Cách đánh.
Khởi nghĩa Bãi Sậy: Đánh du kích, lấy ít địch nhiều.
Khởi nghĩa ba Đình: Đánh chiến tuyến cố định, xây dựng hệ thống hầm hào kiên cố quanh 3 làng.
Khởi nghĩa Hương Khê: Dựa vào núi rừng hiểm trở, hệ thống công sự chằng chít tiến hành chiến tranh du kích, đánh địch bằng nhiều hình thức.
Nhận xét: Trong 3 cuộc khởi nghĩa trên, khởi nghĩa Hương Khê là quy mô lớn nhất, thời gian diễn ra lâu nhất và chiến đấu bền bỉ hơn cả.

Bình luận (0)
VD
10 tháng 3 2018 lúc 10:35

4/

Nội dung hiệp ước Pa-tơ-nốt: Có nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
Bình luận (0)
VD
10 tháng 3 2018 lúc 10:35

5/Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết