Bức tranh của em gái tôi

TM

1.Nêu diễn biến tâm trạng của người anh trong VB "Bức tranh của em gái tôi.Giải thích sự thay đổi tâm trạng của người anh. 2.Truyện "Bức tranh của em gái tôi"đã gợi ra cho em những suy nghĩ và bài học gì? 3.Nhân vật Kiều Phương có những nét đẹp nào về tâm hồn và tính cách.Theo em,nét nào là đáng quý nhất?

DS
20 tháng 2 2018 lúc 16:22

1. Nêu diễn biến tâm trạng người anh trong văn bản '' Bức tranh của em gái tôi '' ?

Tâm trạng của người anh trong truyện diễn biến qua ba chặng với ba sự việc: a) Trước khi khả năng vẽ tranh của em gái được phát hiện - Người anh tỏ vẻ xem thường cô em: quen gọi em gái là Mèo vì mặt em luôn bị chính em bôi bẩn; trong khi Kiều Phương vui vẻ chấp nhận biệt danh đó. Khó chịu vì em gái hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú, người anh đã nhắc nhở bằng một câu hỏi em không để chúng nó yên được à? - Cách kể và giọng kể ở đoạn đầu cho thấy vẻ “kẻ cả” của người anh: tôi quen gọi/nó là..., tôi bắt gặp nó..., thì ra nó... Dưới con mắt người anh, Kiều Phương là cô bé nghịch ngợm nhưng ngộ nghĩnh. Tình cảm dành cho cô em nhỏ là tình eảm trìu mến của một người anh trai muốn tỏ ra mình đã là người lớn. Người anh cho cái việc tự chế màu vẽ của cô em chi là trò trẻ con nghịch ngợm, gây phiền hà cho cả nhà. b) Sau khi năng khiếu hội họa của Kiều Phương được khẳng định - Khi sáu bức tranh Mèo vẽ giấu cả nhà được bố con chú Tiến Lê tình cờ phát hiện và cho đây là một “thiên tài hội hoạ”, bố mẹ em rất bất ngờ, xúc động, ngỡ ngàng (bố ngây người ra như không tin nào mắt mình, mẹ không kìm được xúc động...) nhưng người anh “luôn luôn cảm thấy mình bất tài” nên nảy sinh mặc cảm và ghen tị. Việc lén xem những bức tranh của em vẽ và “trút ra một tiếng thở dài” chứng tỏ người anh cùng lúc nhận ra tài năng của em và sự kém cỏi của mình. - Các trạng thái tâm lí người anh sau sự việc này được nhà văn miêu tả khá tinh tế: tự ti, mặc cảm (Những lúc ngồi bển bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc), hay cáu giận vô lí (Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên), khó chịu khi nhìn bộ mặt lem nhem của em (Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy - lúc nào cũng lem nhem, bị quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra -Nhưng đấy là trước kia. Bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi). Rõ ràng là sự mặc cảm (Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì) và thói ghen tị đã chi phối từ ý nghĩ đến cách ứng xử, lời nói, hành động của người anh c) Kiều Phương đi thi vẽ và đoạt giải Nhất - Đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái được trao giải Nhất trại thi vẽ quốc tế, tâm trạng người anh “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” + Người anh giật sững người ngỡ ngàng vì biết mình đã ghen tị và hay cáu gắt với em gái nhưng không ngờ cô em vẫn quý mến và chọn anh để vẽ. Người anh còn ngỡ ngàng vì bức tranh vẽ mình quá hoàn hảo, đặc biệt là tư thế ngồi và cặp mắt “như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ” - mở rộng, suy tư, chứ không phải là cái nhìn của người xấu tính - hay mắng mỏ, cáu kỉnh. + Người anh cảm thấy hãnh diện vì hình ảnh mình được em thể hiện rất đẹp được nhiều người chiếm ngưỡng. Trong thâm tâm, anh tự hào, hãnh diện vì có một cô em gái có tài như vậy, vẽ đẹp như vậy. + Sau đó, người anh thấy xấu hổ. Anh xấu hổ vì con người thật của anh không xứng với con người tuyệt đẹp trong tranh kia. Anh còn xấu hổ vì mình từng cư xử không đúng, không phải với em gái nhưng Mèo vẫn thể hiện “Anh trai tôi” bằng tâm hồn trong sáng và tấm lòng nhân hậu của em Người đọc xúc động trước sự tự thức tỉnh ấy của nhân vật. Bởi thế, nhân vật người anh giành được sự cảm mến của người đọc, nhất là bạn đọc đồng trang lứa thiếu niên. - Trong tâm trạng rối bời như vậy, cho nên, khi mẹ hỏi lại một câu hàm ẩn nhiều tình ý (Con đã nhận ra con chưa?), người anh bỗng dưng muốn khóc quá. Mặc dù cậu bé không trả lời mẹ nhưng dòng suy nghĩ của cậu diễn ra (như phân tích ở trên) đã trả lời cho tất cả. Nhân vật người anh lúc này đã vượt lên chính mình, đã nhận ra sự kém cỏi trong nhân cách của mình, cảm nhận sâu sắc tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của em gái. Đó là một sự giác ngộ lớn. - Ở sự việc này, tâm trạng nhân vật người anh được nhà văn diễn tả hết sức hợp lí, tự nhiên (từ giật sững người... phải bám chặt lấy tay mẹ, rồi ngỡ ngàng - hãnh diện - xấu hổ và cao trào là muốn khóc quá). Câu chuyện mà nhân vật người anh kể lại tuy bình dị, đời thường nhưng để lại nhiều dư vang khiến mỗi người đọc có dịp suy nghĩ về bản thân, về thái độ, cách ứng xử trước thành công, tài năng của người thân trong gia đình, của bạn bè trong trường, lớp cũng như trong xã hội. 2. Truyện '' Bức tranh của em gái tôi '' đã gợi cho em suy nghĩ và bài học gì?

Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải cao nhất (giải nhì) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong. Tác giả Tạ Duy Anh, một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của đông đảo người đọc. Tác phẩm kể một câu chuyện khá gần gũi với đời sông bình thường. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có hai anh em: người anh và cô em gái tên Kiều Phương.

Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi vớt cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm.

Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: “Mèo” và thể hiện thái độ “khó chịu” với sự lục lọi của .“Mèo”:

Này, em không để chúng nó yên được à?.

Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần đế ý đến việc “Mèo con” đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái đít xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.

Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh “Mèo thì vẽ vời gì?”.

Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huống bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây : nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biến đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muốn gục xuông khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị “chọc tức”... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiên cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ “căng” của truyện dường như được chùng xuống.

Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiếp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.

Kiều Phương với biệt danh là “Mèo” rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt “Mèo” có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.

Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.

Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy “nhân hậu” làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.

3. Nhân vật Kiều Phương có những nét đẹp nào về tâm hồn và tính cách. Theo em, nét nào là đáng quý nhất?

- Hình ảnh Kiều Phương trong truyện dần dần hiện ra qua lời kể của nhân vật người anh, ngày càng rõ nét và đến đoạn kết truyện, vẻ đẹp của tài năng và tâm hồn toả sáng lấp lánh, đọng lại sâu sắc trong lòng người anh trai, khơi gợi nhiều suy nghĩ cho bạn đọc. - Là cô bé hồn nhiên, vô tư rất đáng yêu: khuôn mặt luôn bị chính mình bôi bẩn (do tự chế màu vẽ); vui vẻ chấp nhận cái biệt danh Mèo mà anh trai vẫn gọi, còn dùng để xưng hô với bạn bè; lúc bị anh mắng thì mặt xịu xuống, miệng dẩu ra trông rất ngộ. + Có năng khiếu vẽ và ham vẽ: lục lọi các đồ vật trong nhà để quan sát chọn mẫu vẽ; chế thuốc vẽ; thổi hồn vào những vật dụng đưa vào tranh -ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng đến con mèo vằn... + Phẩm chất nổi bật ở Kiều Phương là tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu. Mặc dù tài vẽ sớm được khẳng định nhưng em vẫn chăm chỉ luyện tập, không tự cao tự đại; bị anh trai đối xử lạnh nhạt, thỉnh thoảng cáu giận vô cớ thái quá nhưng với cô bé, “anh trai tôi” vẫn là người thân nhất, quý nhất, đẹp nhất. - Vẻ đẹp của Kiều Phương là vẻ đẹp của tuổi thơ trong sáng, của lòng nhân hậu. Kiều Phương như một tấm gương sáng để người anh soi và tự nhìn lại mình, vượt lên hạn chế của chính mình. Theo em, nét đáng quý nhất của Kiều Phương là lòng nhân hậu, lòng vị tha đối với anh trai của mình, không giận anh mà ngược lại còn giúp anh nhận ra cái sai và tự sửa chữa lỗi lầm của mình.
Bình luận (1)
TP
20 tháng 2 2018 lúc 18:42

1)Người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản của em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em. Cậu ta đứng xem bức tranh của em gái với tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn bao la. Nhưng cũng chính vao lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu:" không phải con đâu. đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy." người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. anh thừa nhận anh không được đẹp như người trong tranh. và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra lòng nhân hậu của cô em gái. trước đó là sự ghen tị, xa lánh; giờ đây anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn của em. nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người em. đó là một điều thật giản dị và cao thượng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PL
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
JC
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết