Đề kiểm tra học kì I - đề 1

TP

1/dinh dưỡng trùng kiết lị và trùng sốt rét giống và khác nhau như thế nào?

2/nêu các biện pháp phòng tránh bệnh do trùng kiết lị và trùng sốt rét gây ra?

3/đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?

4/lợi ích của giun đối với đất trồng trọt như thế nào ?

5/liệt kê một số đại diện thuộc các nghành giun đã học?

6/cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung?

7/ống hút và ống thoát của trai sông hoạt động như thế nào và có tác dụng gì ?

8/hoạt động dinh dưỡng của trai sông có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước ?

9/vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng nghành với ốc sên bò chậm chạp ?

10/nêu ý nghĩa đặc điểm lá mang của tôm với chức năng hô hấp dưới nước?

11/em hãy đề xuất một số biện pháp chống sâu bọ ở địa phương em?

12/hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương em ?

13/đặc điểm cấu tạo nào của chân khớp giúp chúng đa dạng về tập tính và môi trường sống ?

HV
8 tháng 12 2018 lúc 20:08

1,Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như :
- Giống: cùng ăn hồng cầu.
- Khác:
+Trùng kiết lị lớn,”nuốt” nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp.
+ Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu ký sinh, ăn hết chất nguyên sinh trong hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng mới cung một lúc, rồi phá vở hồng cầu ra ngoài. Sau đó mổi trùng chui vào 1 hồng cầu khác cứ thế tiếp diễn .

2,+biện pháp phòng chống
- rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
-khi bị bệnh dùng thuốc kịp thời
-giữ gìn môi trường sạch sẽ
-diệt ruồi, muỗi
-ăn chín uống sôi

3,

Sán lá gan - Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ - Các giác bám phát triển Có hai nhánh ruột,không có hậu môn Sinh sản: lưỡng tính,có tuyến noãn hoàng Giun đũa - Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại (tiết diện ngang tròn) - Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài -Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn - Sinh sản phân tính, tuyến sinh dục dạng ống 4,

Lợi ích của giun đất với trồng trọt:

Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp. Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dề tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đấy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất. Các hoạt động trên của vi sinh vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
Bình luận (0)
HV
8 tháng 12 2018 lúc 20:11

5,

ngành giun:

+ngành giun dẹp: sán lá gan, sán lông, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây,...

+ngành giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa,...
+ngành giun đốt: giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi,...

+ngành thân mềm: trai sông, ốc sên, mực, bạch tuộc, sò,...

6,

Đặc điểm chung của ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội:

- Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.

- Ruột dạng túi, toàn bộ cơ thể thông với môi trường ngoài qua lỗ miệng.

- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào: lớp ngoài và lớp trong.

- Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.

8,Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch nước vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống. Ở những nơi nước ô nhiễm, người ta ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng trong cơ thể trai, sò.

9,Mực và ốc sên cùng một ngành thân mềm vì chúng có nhiều điểm giống nhau(bạn xem trong tập ha) nhưng mực bơi nhanh hơn ốc sên do lớp vỏ đá vôi của mực đã bị tiêu biến qua các con đường tiến hóa. (Vì trong quá trình sống chúng ko cần sử dụng lớp vỏ này nên nó sẽ tự thoái hóa do đó vì sao mực và bạch tuột bơi nhanh lí do là vỏ đá vôi của chúng bị thoái hóa). Nhưng thay vào đó mực và bạch tuột có " vũ khí" chiến đấu lợi hại của nó đó là những xúc tu dài hay là trò phun mực của mực ống sẽ giúp mực bắt mồi hiệu quả trong biển khơi

11,

Các em tìm hiểu các biện pháp phòng chống sâu bọ ở địa phương, để tự nhận thấy: Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới đế diệt sâu bọ có hại hoặc dùng thiên địch, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại. Ví dụ: dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ME
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
PY
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
ZV
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết