Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì I

KK

1)Có một cây bàng non hằng ngày bị các bạn học sinh hái lá, bẻ cành. Em hãy đóng vai cây bàng non ấy để nói chuyện với các bạn.

2)Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 6 đến 8 câu ) nêu suy nghĩ của em về một nhân vật truyền thuyết (cổ tích ) mà em yêu thích nhất.

mk cần gấp ! Giúp mk với!

Mk nhất định sẽ tick !

NK
3 tháng 12 2018 lúc 19:21

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.

Bình luận (0)
TL
3 tháng 12 2018 lúc 19:22

--Tham khảo--

#1

Tôi là một cây bàng non mới lớn, trước đây tôi còn sum suê xanh tốt, mơn mởn những chồi mập mạp và sung sức lắm. Vây mà giờ đây, tôi không cầm được nước mắt.

Số là mấy ngày trước đây, các cô cậu choai choai đến liên hoan, tiệc tùng gì đó ở gốc bàng tôi. Dưới trời nắng oi bức thế này, tôi nghĩ cũng thương bèn cố vươn rộng tán che chở cho mấy đứa nhỏ. Tự nhiên tôi lại thiếp đi vào giấc ngủ dưới ánh nắng sánh vàng của lão Mặt Trời.

"Rắc! Rắc!" - một tiếng động ghê rợn và cảm giác đau nhói giật lên làm tôi chợt tỉnh. Trời ơi! Còn đâu cành lá mơn mởn! Mới thiếp đi có mội tí thôi mà lũ trẻ đã hành hạ cái thân bàng tôi. Oái! Một đứa đu lên cánh tay tôi, tay tôi đã vốn chẳng chắc khỏe được như mấy bác bàng cổ thụ, đã thế còn bị tụi nhỏ giằng, kéo, giật và đu. Cảm giác đau nhói tiếp tục dày vò cái thân bàng khốn khổ này. Thế rồi như cọng bún, cánh tay tôi oặt xuống, gượng mãi tôi cũng chẳng nhấc nổi lên. Thấy tôi lầm lũi, đáng thương thế này mà chúng còn phá lên cười - những điệu cười xem chừng khoái trá lắm!

Chúng như còn chưa thỏa mãn với sự độc ác này bèn dùng con dao chém vào thân mình tôi. Ối! Ái! Cứ mỗi vết chém là người tôi thắt lại, đớn đau vô chừng. Máu tôi ứa ra, nhuộm trắng một phần thân mình.

Rồi ngón tay tôi, những chiếc lá xanh non của tôi cũng rời khỏi tôi, sao chúng nỡ... Tôi nào có làm điều gì độc ác đâu. Mùa hè tôi che chở cho lũ trẻ khỏi cái nắng cái gió, mùa mưa tôi hứng những giọt nước mưa lạnh ngắt cho chúng mà giờ chúng lại mang đến sự đau đớn, chúng giết tôi. Lòng tôi như se lại: "Sẽ chẳng bao giờ, phải chẳng bao giờ tôi che chở cho lũ trẻ vô ơn này nữa!".

Bỗng đâu lại có một lớp nữa kéo đến. Trong cơn sợ hãi, tôi nhắm tịt mắt lại, chuẩn bị cho cái chết đau đớn và dai dẳng. Tôi vừa giận dữ lại vừa lo lắng.

- Các cậu ngừng ngay đi! Đừng làm cái trò ác độc đó nữa. Bàng là bạn của chúng ta mà! Nếu các cậu không dừng lại tôi sẽ đi mách các thầy cô đó!

Tôi ngạc nhiên quá chừng trước câu nói mang đầy sự nhân ái của một cậu học sinh chừng mười hai, mười ba tuổi.

Tôi chợt hiểu rằng không phải học sinh ai cũng xấu mà chỉ có một số bạn nông nổi đến mức chơi nghịch, chơi ác mà thôi!

Thời gian trôi qua, tôi cũng chẳng còn giận mấy cô cậu đó nữa và cũng khỏe khoắn hơn nhờ bàn tay chăm sóc hiền hậu của bác lao công. Nhưng cái cành giập gãy lủng lẳng thì vẫn không nhấc lên nổi. Các bạn học sinh ơi, đừng có nghịch ác như mấy cô cậu học trò hư kia nhé!

#2

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.


Bình luận (0)
TT
3 tháng 12 2018 lúc 19:28

1)Tôi đứng trước giếng nước đầu làng quê này, tôi là cây bàng non mới mọc được có mấy tháng thôi. Sự sống đối với tôi mà nói bây giờ đang bắt đầu sinh sôi phát triển. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi có mặt trên cuộc sống này. Thế nhưng một ngày kia tôi lại phải chịu những đau khổ của những trò chơi của lũ trẻ trong làng. Nó làm tổn thương cả thể trạng cũng như tinh thần tôi.

Khi ấy tôi là mới cao chừng có khoảng hai mét thôi, tán tôi chưa rộng, lá hãy còn ít, thân cây chưa to. Nói chung sự sống đối với tôi chỉ mới được bắt đầu. Thế nhưng tôi cũng có công góp những bóng mát cho thiên nhiên cảnh vật nơi giếng nước mái đình này. Màu xanh của tôi, bóng mát của tôi chưa đủ to nhưng thật sự thì tôi cũng có những lợi ích riêng của mình đấy chứ. Tôi đứng đấy chứng kiến tất cả những hoạt động của những con người làng quê từ cuộc sống sinh hoạt cho đến những cuộc sống tinh thần. Những người dân làng vẫn thường ra đây gánh nước những chàng trai cô gái vẫn thường hẹn hò nhau ở nơi đây. Cuộc sống của tôi hạnh phúc cho đến một ngày.

Trong buổi sáng sớm tràn đầy nhựa sống và những hạt sương kia như tắm xông hơi cho tôi. Cây lá như đang say sưa tận hưởng những dưỡng chất từ những hạt sương cho đến những ánh nắng đầu tiên vậy. Ngắm bản thân mình tôi thấy trông mới đẹp làm sao cái màu xanh non mỡ màng đến thế nhưng khi ấy bỗng nhiên những câu nhỏ trong làng ở đâu kéo đến. Những chú bò được thả hết trên những triền đề còn chủ nhân của nó thì lại đến chỗ tôi không biết để làm gì. Bình thường thì những con người kia cũng hay đến đây chơi nhưng hôm nay bỗng nhiên chúng xuất hiện với một bộ mặt hào hứng lắm. Thế là chúng với tay bẻ cành bẻ lá của tôi. Than ôi tôi không hiểu sao chúng lại làm như thế nhưng nghe thấy một đứa nói rằng “Chúng mày hái thật nhiều vào thì mới để được nhiều sỏi” Hóa ra các cậu ta lấy lá của tôi để làm cho trò chơi. Tôi vừa nghĩ vừa đau đớn. Cảm giác như bạn mất đi, gãy đi những cánh tay của mình vậy. Tôi cố giằng co với lũ trẻ ấy. Sự sống của tôi mới bắt đầu kia mà. Tôi giật lại hết đằng này đến đằng kia những chiếc lá của tôi cũng căng ra không muốn đứt khỏi cành. Thế nhưng một mình tôi làm sao có thể chống lại tần ấy con người.

Tôi còn bé, tôi vẫn còn ít là vậy mà những đứa trẻ nghịch ngợm kia lại nỡ lòng hái lá bẻ cành của tôi. Tôi đau đớn ở những chỗ bị thương túa ra những giọt nhựa giống như là máu vậy. Ngày hôm ấy nắng đổ chang chang và tôi đau đớn như chết héo. Cả thân hình tôi không còn vẻ đẹp gì nữa thay vào đó là sự tàn tạ đến thê lương. Tôi buồn, buồn vì những người mà tôi yêu mến lại làm cho tôi đau đến như vậy.

Chiều buông xuống và đã có người để ý đến sự tàn tạ của tôi. Đó là bác trưởng thôn trong làng. Bác biết thủ phạm là ai và đã bắt chúng phải tưới nước cho tôi sống trở lại. Những đứa trẻ kia dường như cũng hiểu được việc làm sai của mình cho nên đã thay nhau chăm sóc tôi như một sự hối lỗi. Thế rồi lòng tôi cũng cảm thấy chút gì đó tha thứ và yêu lũ trẻ như ngày nào.

2) Thánh gióng là người anh hùng dũng cảm. Muốn giúp sức cho nước nhà mà không ham lợi. Đây cũng là biểu tượng và mong muốn của nhân dân ta về 1 vị anh hùng cứu nước. Và nó như được hiện thực hóa bởi những thứ dân dã nhất đặc trưng nhất của nước ta. Dù vủ khí thô sơ như tre thì vị anh hùng vẫn đứng lên cứu nước và nhân dân ta!
- Sơn tinh là biểu tượng sức mạnh của nhân dân ta. Muốn trống lại thiên tai của thiên nhiên . Và đó cũng là 1 hình ảnh, ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Dù có khó khăn cũng không lùi bước. Dù nó có diễn ra hàng năm hay hằng ngày cũng quyết tâm bảo vệ mảnh đất cha ông

Bình luận (0)
BB
3 tháng 12 2018 lúc 19:20

Tôi đứng trước giếng nước đầu làng quê này, tôi là cây bàng non mới mọc được có mấy tháng thôi. Sự sống đối với tôi mà nói bây giờ đang bắt đầu sinh sôi phát triển. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi có mặt trên cuộc sống này. Thế nhưng một ngày kia tôi lại phải chịu những đau khổ của những trò chơi của lũ trẻ trong làng. Nó làm tổn thương cả thể trạng cũng như tinh thần tôi.

Thân bài Kể lại lời tâm sự của cây bàng non khi bị lũ trẻ bẻ cành lá

Khi ấy tôi là mới cao chừng có khoảng hai mét thôi, tán tôi chưa rộng, lá hãy còn ít, thân cây chưa to. Nói chung sự sống đối với tôi chỉ mới được bắt đầu. Thế nhưng tôi cũng có công góp những bóng mát cho thiên nhiên cảnh vật nơi giếng nước mái đình này. Màu xanh của tôi, bóng mát của tôi chưa đủ to nhưng thật sự thì tôi cũng có những lợi ích riêng của mình đấy chứ. Tôi đứng đấy chứng kiến tất cả những hoạt động của những con người làng quê từ cuộc sống sinh hoạt cho đến những cuộc sống tinh thần. Những người dân làng vẫn thường ra đây gánh nước những chàng trai cô gái vẫn thường hẹn hò nhau ở nơi đây. Cuộc sống của tôi hạnh phúc cho đến một ngày.

Bài viết liên quan:
>> Kể Lại Một Việc Làm Em Ân Hận Mãi Với Ông Bà Cha Mẹ Và Thầy Cô Giáo
>> Kể Lại Kỉ Niệm Đáng Nhớ Của Em Với Bà
>> Kể Một Câu Chuyện Đáng Nhớ Về Một Con Vật Nuôi Trong Nhà

Trong buổi sáng sớm tràn đầy nhựa sống và những hạt sương kia như tắm xông hơi cho tôi. Cây lá như đang say sưa tận hưởng những dưỡng chất từ những hạt sương cho đến những ánh nắng đầu tiên vậy. Ngắm bản thân mình tôi thấy trông mới đẹp làm sao cái màu xanh non mỡ màng đến thế nhưng khi ấy bỗng nhiên những câu nhỏ trong làng ở đâu kéo đến. Những chú bò được thả hết trên những triền đề còn chủ nhân của nó thì lại đến chỗ tôi không biết để làm gì. Bình thường thì những con người kia cũng hay đến đây chơi nhưng hôm nay bỗng nhiên chúng xuất hiện với một bộ mặt hào hứng lắm. Thế là chúng với tay bẻ cành bẻ lá của tôi. Than ôi tôi không hiểu sao chúng lại làm như thế nhưng nghe thấy một đứa nói rằng “Chúng mày hái thật nhiều vào thì mới để được nhiều sỏi” Hóa ra các cậu ta lấy lá của tôi để làm cho trò chơi. Tôi vừa nghĩ vừa đau đớn. Cảm giác như bạn mất đi, gãy đi những cánh tay của mình vậy. Tôi cố giằng co với lũ trẻ ấy. Sự sống của tôi mới bắt đầu kia mà. Tôi giật lại hết đằng này đến đằng kia những chiếc lá của tôi cũng căng ra không muốn đứt khỏi cành. Thế nhưng một mình tôi làm sao có thể chống lại tần ấy con người.

Tôi còn bé, tôi vẫn còn ít là vậy mà những đứa trẻ nghịch ngợm kia lại nỡ lòng hái lá bẻ cành của tôi. Tôi đau đớn ở những chỗ bị thương túa ra những giọt nhựa giống như là máu vậy. Ngày hôm ấy nắng đổ chang chang và tôi đau đớn như chết héo. Cả thân hình tôi không còn vẻ đẹp gì nữa thay vào đó là sự tàn tạ đến thê lương. Tôi buồn, buồn vì những người mà tôi yêu mến lại làm cho tôi đau đến như vậy.
Chiều buông xuống và đã có người để ý đến sự tàn tạ của tôi. Đó là bác trưởng thôn trong làng. Bác biết thủ phạm là ai và đã bắt chúng phải tưới nước cho tôi sống trở lại. Những đứa trẻ kia dường như cũng hiểu được việc làm sai của mình cho nên đã thay nhau chăm sóc tôi như một sự hối lỗi. Thế rồi lòng tôi cũng cảm thấy chút gì đó tha thứ và yêu lũ trẻ như ngày nào.

Bình luận (0)
H24
18 tháng 12 2018 lúc 9:27

Bài viết 1:

Các bạn thân mến! Các bạn có biết vì sao các bạn có thể sống khoẻ mạnh mỗi
ngày không? Các bạn có thể tượng tượng bạn sẽ sống ra sao nếu tất cả cây cối nhà
chúng tôi đều biến mất! Các bạn sẽ không được hít thở không khí trong lành! Các
bạn sẽ không có bóng râm che mát…Và còn biết bao tai hoạ sẽ xảy ra đấy. Trong
mái trường này, họ nhà bàng chúng tôi đã đem lại cho các bạn những điều tốt đẹp.
Nhân dịp năm mới, nhà trường đem tôi về trồng thay cho cây bàng năm trước
bị bão đánh đổ. Được về sống ở môi trường này tôi sung sướng lắm. Vì hằng ngày
tôi sẽ được các bạn chăm sóc yêu thương, được nghe, được thấy các bạn ca hát, nô
đùa. Hàng ngày các bạn cho tôi uống nước, nhặt sâu cho tôi, những hôm trời nắng
to, thương tôi còn nhỏ yếu, các cô, các bạn còn che cho tôi khỏi bị nắng làm héo lá.
Chỉ một thời gian sau, thân của tôi đã to hơn trước và cao hơn trước, những chiếc
lá non mới lại bắt đầu nhú lên, trông thật mỡ màng và tràn đầy sức sống. Tôi thầm
nhủ chẳng mấy chốc tôi sẽ lớn bằng các anh các chị nhà bàng được trồng cách đây
mấy năm. Tôi mơ ước mình sẽ lớn thật nhanh, ra nhiều cành lá để các bạn gái còn
chơi nhảy dây, các bạn nam sẽ đá cầu dưới tán lá xanh rì, mát rượi của tôi. Và tôi
muốn mình sẽ vươn thật cao, tán toả ra thật rộng, để cho các bạn thật nhiều bóng
mát.
Buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm vươn vai, rung rinh những chiếc lá non xanh
mỡ chuẩn bị chào đón các bạn nhỏ đến trường. Đến chiều tôi lại nghiêng nghiêng
cái thân hình nhỏ nhắn của mình để tạm biệt mọi người.
Cuộc sống của tôi cứ êm ả trôi qua và có lẽ tôi sẽ lớn nhanh như thổi nếu như
không có buổi sáng ấy. Tôi nhớ mãi hôm đó là một buổi sáng chủ nhật, tôi đang
buồn vì sáng nay các bạn đều nghỉ học bỗng tôi nghe thấy tiếng lao xao của một
vài bạn nhỏ, tôi sung sướng mừng thầm vậy là tôi đã có bạn chơi. Tôi nhận ra đó là
các bạn học lớp 6. Sau một hồi đi dạo quanh sân trường nô đùa nhau ầm ĩ, các bạn
dừng lại nghỉ chân ở ngay cạnh tôi! Tôi đung đưa trong gió khoe những chiếc lá
mỡ màng để chào đón các bạn. Trong tiếng gió tôi thì thầm: Chào các bạn thân
yêu!
Đáp lại tấm lòng hiếu khách của tôi, một bạn nam lên tiếng:
- Chơi từ nãy chán rồi thôi bọn mình thử đi tìm hiểu cây bàng mới lớn này xem
sao.
Nghe vậy, tôi giật mình. Một cậu đứng lên chạy vòng quanh thân tôi, lấy chiếc
que vạch vạch như tìm một cái gì đó. Bỗng cậu reo lên:
- Ôi các cậu ơi, cây này lắm rễ lắm, chúng mình thử cắt bỏ đi vài cái rễ xem nó
có sống được không?
Nghe xong tôi thấy bủn rủn hết cả người. Nhưng chưa kịp định thần một cậu đã
lấy tay vặt luôn hai chiếc rễ nhỏ phía ngoài của tôi. Tôi thét lên đau đớn, nhựa túa
ra, cả thân cây như muốn đổ gục xuống. Nhưng cũng may tôi đã cố gắng đứng
vững được, tôi cắn răng chịu đựng, và tôi thốt lên rằng:
- Tôi đau lắm các bạn ơi. Các bạn chỉ đứt một tí tay, chảy một chút máu thôi
các bạn đã oà khóc rồi. Thế mà các bạn lại hành hạ. Tôi oà khóc nức nở. Nhưng
chẳng ai thấy được những giọt nước mắt đang lăn dài của tôi. Họ vẫn thản nhiên
trêu đùa nhau. Tôi đau đớn và chưa kịp định thần thì trước khi đi, một bạn lại tiện
tay bẻ luôn cái ngọn non nớt vừa nhú của tôi.
Tôi hoảng hốt hét to:
- Trời ơi đau quá! Các bạn thật độc ác. Các bạn giết tôi rồi.
Tôi ngất đi, cả thân của tôi rũ xuống, phải mất một ngày sau tôi mới tỉnh và lúc
đó tôi mới tin rằng



mình vẫn còn sống. Nhìn vết thương vẫn còn đang rỉ những giọt nhựa, tôi đau
đớn nhận ra mình sẽ không thể vươn lên cao được nữa. Tôi phải mang một vết
thương suốt đời. Tôi gắng gượng đứng thẳng và hít khí trời.
Sáng hôm sau, các bạn nữ chạy đến chăm sóc tôi. Các bạn tỏ ra rất bực tức khi
thấy tôi đã bị hành hạ như vậy.
Nhờ có sự chăm sóc động viên của các bạn, tôi thấy đỡ đau đớn hơn nhiều. Và
cũng thật may mắn, sau một thời gian tôi đã hoàn toàn hồi phục.
Và từ đấy, tuy tôi chẳng cao nên được là bao nhưng những tán lá lại mọc ra rất
nhiều và thật khoẻ mạnh. Ngày ngày các bạn vẫn quây quần bên tôi, và có lẽ ân
hận vì hành động trước đây của mình, các bạn trước đã từng bẻ cành non của tôi
giờ tỏ ra rất yêu quý tôi, thỉnh thoảng mang nước tưới cho tôi và trong lúc ra chơi
các bạn còn ra ngồi dựa vào thân tôi để học bài, hóng mát.
Tôi cũng không còn oán giận các bạn đó nữa, nhưng tôi chỉ muốn nói rằng
chúng tôi cũng là một cơ thể sống, chúng tôi cũng biết đau, biết giận hờn.
Nhưng tôi vẫn còn buồn vì thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp có bạn chẳng có ý thức
bảo vệ chúng tôi. Các bạn ngang nhiên bẻ cành vặt lá làm tổn thương đến họ hàng
nhà cây chúng tôi.
Các bạn ơi! Hãy bảo vệ chúng tôi, việc làm đó cũng có nghĩa là bạn đang bảo vệ
chính cuộc sống của mình.


2,Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti.
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi.
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CK
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
SB
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết