Bài 2: Chất

LD

1.Có 3 lọ thủy tinh đựng riêng biệt từng chất lỏng : nước muối , giấm ăn , nước đường . Làm thế nào để phân biệt từng lọ?

2.Có 4 lọ thủy tinh đựng riêng biệt từng chất dạng bột : sắt , than , lưu huỳnh , nhôm . Làm thế nào để phân biệt từng lọ ?

3. Trình bày phương pháp tách bột muối , cát ra khỏi hỗn hợp .

Help me !!

NT
17 tháng 6 2018 lúc 20:42

3.

- Cho nước vào hỗn hợp rồi khuấy đều

+ Muối tan trong nước

+ Cát không tan

- Ta lọc cát khỏi hỗn hợp nước muối

- Đun nóng dd nước muối ta sẽ thu được bột muối khi nước bay hơi

Bình luận (0)
NT
17 tháng 6 2018 lúc 20:47

- Lấy nam châm đưa vào các lọ

+ Lọ bị nam châm hút vậy lọ đó là lọ sắt

+ Lọ không hiện tượng là lọ than, lưu huỳnh, nhôm (I)

- Nhò vài giọt HCl vào nhóm I

+ Lọ có khí bay lên vậy lọ đó là lọ nhôm

2Al + 6HCl \(\rightarrow\) 2AlCl3 + 3H2

+ Lọ không hiện tượng là lọ than và lưu huỳnh (II)

- Đốt nhóm II

+ Lọ xuất hiện mùi hắc vậy lọ đó là lọ lưu huỳnh

S + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) SO2

+ Lọ xuất hiện khí vậy lọ đó là lọ than

C + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) CO2

Bình luận (0)
NQ
17 tháng 6 2018 lúc 21:00

1/ Trích mỗi chất lỏng 1 ít ra ống nghiệm làm thuốc thử

Cho quì tím lần lượt vào các mẫu thử

-Mẫu thư nào làm quì tím hóa đỏ là giấm ăn

2 mẫu thử còn lại đem nung nóng

-Bay hơi hết còn lại cặn trắng là nước muối

-Chất lỏng màu trắng -> vàng -> nâu -> đen là đường

Bình luận (0)
NT
17 tháng 6 2018 lúc 20:40

1.

- Ta nếm từng lọ

+ Lọ có vị mặn vậy lọ đó là lọ nước muối

+ Lọ có vị chua vậy lọ đó là lọ giấm ăn

+ Lọ có vị ngọt vậy lọ đó là lọ nước đường

Bình luận (0)
NQ
17 tháng 6 2018 lúc 21:02

3/ Cho hỗn hợp vào nước và khuấy. Muối tan hết còn lại cát, lọc lấy các ta được dung dịch muối. Đem cô cạn dung dịch ta thu được muối

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VN
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
IY
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
38
Xem chi tiết