Đề ôn tập chương

NT

1. Vì sao khi tiêm, truyền người ta chỉ tiêm vào tĩnh mạch, ko tiêm truyền vào động mạch

2. Nêu cấu tạo cơ quan hô hấp

3. Vì sao khi ăn ko nên ns và cười

4. Vì sao người bệnh gan thường chán ăn

5. Em hãy cho biết thế nào là khí bổ sung? Khí lưu thông? Khí dự trữ? Khí cặn? Dung tích sống? Tổng dung tích phổi

CA
20 tháng 12 2017 lúc 20:10

1 Khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch chứ không phải là động vì những lý do sau:

– Tĩnh mạch nằm cạn hơn động mạch nên rất dễ tìm thấy, thành của tĩnh mạch cũng mềm hơn.
– Thuốc vào tĩnh mạch sẽ được đưa về tim và từ đó được bơm đều đến các cơ quan trong cơ thể, còn nếu thuốc được vào động mạch , thuốc chỉ theo máu động mạch đến một nơi nào đó nhất định của cơ thể thôi( tùy vào vị trí của động mạch)
– Áp lực dòng máu chảy trong lòng động mạch rất lớn, nếu đâm kim vào sẽ rất khó bơm thuốc vào, và nếu có bơm được thì khả năng cầm máu tại vết kim là rất khó .

Bình luận (0)
CA
20 tháng 12 2017 lúc 20:15

4 Gan có chức năng bài tiết và sản xuất dịch mật ngay khi ăn và không ăn để giúp tiêu hóa thức ăn. Khi gan bị tổn thương sẽ dễ làm cho người bệnh bị suy nhược, mệt mỏi… kéo theo chức năng gan bị ảnh hưởng sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém đi. Ăn uống không ngon miệng, đắng miệng cũng từ đó mà ra.

Bình luận (0)
HD
20 tháng 12 2017 lúc 20:19

3 Trong cổ họng người ta có hai đường ống, một là đường ống thực quản để nuốt thức ăn, hai là đường ông khí quản để hô hấp. Miệng của hai đường ống đó đều ở họng. Khi chúng ta ăn cơm, chỗ yết hầu có một miếng xương mềm gọi là lưỡi gà nó có khả năng tự động đóng kín miệng khí quản làm cho thức ăn đi vào thực quản được thuận lợi. Nếu vừa ăn vừa cười nói thì khí quản phụ trách hô hấp sẽ phải làm việc, lưỡi gà sẽ mở ra thức ăn dễ bị sặc trong khí quản. Để đẩy thức ăn trong khí quản ra, chúng ta sẽ phải ho sặc sụa, nếu ho mà thức ăn không ra sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế trong khi ăn các bạn không nên vừa ăn vừa cười nói.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
AH
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết