Bài 31. Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

TD

1. Trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp , hậu quả và tác động của những chính sách ấy tới Việt Nam.

LP
3 tháng 4 2020 lúc 12:56

1/ Nguyên nhân, nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp(1897-1914)

* Nguyên nhân:

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản Pháp chuyển mạnh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, có nhu cầu lớn về nguyên liệu và thị trường. Việt Nam là nước đông dân, giàu tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý thuận lợi...

- Vì vậy, sau khi hoàn thành việc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành ngay một cuộc khai thác thuộc địa nhằm vơ vét sức người, của cải, tài nguyên đem về chính quốc và biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.

* Nội dung:

- Về chính trị:

+ Thâu tóm mọi quyền hành vào tay người Pháp. Một chính phủ chung cho toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp, gọi là Liên bang Đông Dương được thiết lập, gồm 5 xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Lào, Cam-pu-chia, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp(thay thế chính phủ Pháp ở Đông Dương).

+ Lập ra tòa án, quân đội thuộc địa, nhà tù kiên cố... để đàn áp các cuộc nổi dậy.

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đòn điền trồng lúa, chè, cà phê, cao su...

+ Công nghiệp: tập trung vào khai thác mỏ(chủ yếu là mỏ than, kim loại), mở một số cơ sở chế biến như xi măng, xay xát gạo, giấy...

+ Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam bằng cách đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam. Còn hàng hóa Pháp chỉ chịu mức thuế rất thấp.

+ Giao thông vận tải: xây dựng khá hoàn chỉnh, gồm đường bộ và đường sắt để phục vụ công cuộc khai thác và đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

+ Tài chính: đánh thuế nặng và đặt thêm nhiều thứ thuế mới. Thuế đem lại cho Pháp nguồn lợi không nhỏ.

- Về văn hóa, giáo dục:

+ Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì nền giáo dục Hán học, nhằm lợi dụng hệ tư tưởng PK và trí thức cựu học để phục vụ cho chính sách cai trị nô dịch.

+ Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị. Cùng với đó, Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế.

2/ Những tác động của cuộc khai thác đến kinh tế, xã hội Việt Nam

* Tác động đến kinh tế:

+ Tích cực: kinh tế có nhiều biến đổi, xuất hiện các đồn điền lớn, các ngành công nghiệp khai thác, đó là biểu hiện của sự xuất hiện của mầm mống kinh tế TBCN. Các trung tâm kinh tế, chính trị, thành phố lớn xuất hiện.

+ Tiêu cực: nền kinh tế mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Tóm lại nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

* Tác động đến xã hội:

- Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, các giai cấp cũ phân hóa, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới, với thái độ chính trị khác nhau:

+ Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và trở thành chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp, câu kết với thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

+ Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảo. Dưới tác động của cuộc khai thác, giai cấp nông dân bị phá sản. Một bộ phận ở lại nông thôn làm tá điền, một bộ phận phải dời nông thôn vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, nhà máy trở thành giai cấp công nhân, một bộ phận ra thành thị kiếm ăn bằng những nghề phụ. Nói chung, giai cấp nông dân bị bóc lộ nặng nề, đời sống khổ cực, vì vậy họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc nếu được phát động.

- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, họ là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Vì thế lực yếu, lại phải lệ thuộc vào thực dân Pháp nên họ chưa tỏ rõ thái độ cách mạng.

- Tiểu tư sản thành thị cũng là tầng lớp mới xuất hiện, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Họ có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc,... nên sớm giác ngộ và tích cực tham gia các phong trào cứu nước.

- Giai cấp công nhân xuất hiện. Phần lớn họ xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,... lương thấp nên đời sống khổ cực. Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp tiên tiến nhất(đại diện cho phương thức sản xuất mới). Do hoàn cảnh xuất thân và chịu cảnh áp bức bóc lột nặng nề, họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Họ được giao cho sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Hơi dàileuleu

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
HN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết