Bài 31. Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

H24

1, Nguyên nhân nào khiến thực dân Pháp xâm lược nước ta? Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
2, Tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873 được thể hiện như thế nào?
3, Trình bày hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai?
4, Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
5, Em hãy kể tên các nhà cải cách cuối thế kỉ XIX. Trình bày nội sung một số đề nghị cải cách và nêu ý nghĩa của các đề nghị cải cách.

H24
8 tháng 4 2019 lúc 6:13

1.

Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta đó là:

Nguyên nhân sâu xa: Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu…của các nước. Trong khi phương Đông là nơi có thị trường rộng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến già cỗi. Nguyên nhân trực tiếp : Sau nhiều lần khiêu khích, Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Giatô, đem quân xâm lược nước ta.

Những thất bại ban đầu của thực dân Pháp là:

Ý định của Pháp là đưa quân vào đánh Đà Nẵng, chiếm xong Đà Năng sẽ đưa quân kéo thẳng ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng. Tuy nhiên, khi xâm lược nước ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương , quân ta chống trả quyết liệt làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Sau 5 tháng chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

2.

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết