1. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
2.Ss 4 loại mô và về đặc điểm cấu tạo và chức năng
3. Nêu đặc điểm cấu tạo bộ xương ng`
4.Nêu cấu tạo và tính chất of cơ
5.Phân tích đặc điểm câu tạo of bộ xương thích nghi vs tư thế đứng thẳng.
6. Tiểu cầu đã tgia bảo vệ cơ thể chống mất máu ntn?
7.Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể ng`.
8.Nêu vai trò of tiêu hóa, các cơ quan trong hệ tiêu hóa.
9.Trình bày quá trình tiêu hóa t/ăn ở khoang miệng, dạ dày và ruột non..
10.Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non để thích nghi vs khả năng hấp thụ chất dd.
11.Trình bày mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào.
Câu 1: Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì:
- Mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào.
- Thông qua các hoạt động sống của cơ thể gồm trao đổi chất, lớn lên và phân chia, cảm ứng mà cơ thể trao đổi chất, lớn lên và sinh sản, cảm ứng.
Câu 2: So sánh:
+ Mô biểu bì: Gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết chất thải
+ Mô cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.
Mô cơ trơn. Mô cơ vân (cơ xương). Mô cơ tim. Chức năng co giãn tạo nên sự vận động+ Mô liên kết: Có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết:
Mô liên kết dinh dưỡng (Máu và bạch huyết) Mô liên kết cơ học (Mô sụn và xương) Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.+ Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều kiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường
Câu 3: Các loại xương người:
- Xương sọ:
Hộp sọ cũng có khớp xương, nhưng theo kiểu khác. Hộp sọ được cấu tạo gồm 22 mảnh xương riêng lẻ hợp thành, nhưng khớp xương giữa chúng không cử động được. Các khớp hộp sọ khít chặt với nhau giống như những miến ghép hình. Vì thế hộp sọ rất chắc chắn, rất thích hợp để bảo vệ não cũng như giữ cho khuôn mặt ta được ổn định, chứ không méo mó khi ta cử động.
- Xương tay:
Cấu tạo xương tay khá linh hoạt để có thể hoạt động hằng ngày, ngay từ khi những tổ tiên ăn lông ở lỗ của chúng ta chuyển từ việc bò bằng 4 chân sang đứng thẳng trên hai chân, họ đã sử dụng đôi tay làm nhiều việc khác hơn. Một bàn tay có tới 27 xương nhỏ để có thể cử động dễ dàng, và các ngón tay có thể chạm vào nhau.
- Xương chi dưới:
Gồm có 31 xương gồm xương chậu,xương đùi,xương bánh chè,xương cẳng chân,xương cổ chân,xương bàn chân và xương ngón chân.
- Xương mình:
Gồm 33 đốt xương sống và có chiều dài từ 60 đến 70 cm, xương mình được chia làm 5 phần và 4 đoạn cong.
Câu 4:
- Cấu tạo:
Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ. Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm tơ cơ mảnh và tơ cơ dày.
- Tính chất:
Tính chất cơ bản của cơ là co và giãn. Cơ co khi có sự kích thích từ môi trường ngoài.Câu 5: Đặc điểm cấu tạo bộ xương người thích nghi với lối sống thẳng:
Lồng ngực nở rộng sang 2 bên Cột sống cong ở 4 chỗ Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển
Mấy câu khác tí nữa làm (có việc) ^^
Câu 11:
Mối quan hệ giữa téc ở cấp độ cơ thể và cấp độ TB:
- trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết với mt ngoài. Có thể lấy thức ăn, muối khoáng, nc, oxi từ mt và thải ra khí cacbonic và chất thải.
- trao đổi chất ở cấp độ TB là sự trao đổi chất giữa TB và mt trong. Máu cung cấp cho TB các chất dinh dưỡng và oxi. TB thải vào máu khí cacbonic và sp bài tiết.
*mối quan hệ: trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho TB và nhận từ TB các sp bài tiết, khí CO2 để thải ra mt. Trao đổi chất ở TB giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hđ trao đổi chất... Như vậy, hđ trao đổi chất ở 2 cấp độ gắn bó mật thiết với nhau k thể tách rời.
~~ chúc bạn ục tốt ~~