Bài 4: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

PH

1. Cho tam giác ABC vuông tại C, đường cao CK.

a) Tính BC, CK, BK và AK biết AB = 10cm , AC=8cm.

b) Gọi H và I theo thứ tự là hình chiếu của K trên BC và AC. Tứ giác CHKI là hình gì? Vì sao?

c) Chứng minh; \(\text{CB.CH=CA.CI}\)

d) Chứng minh: \(\dfrac{AI}{BH}=\dfrac{AC^3}{BC^3}\)

e) \(AB\cdot BH\cdot AI=CK^3\)

f) Gọi M là hình chiếu của K trên IH. Chứng minh: \(\dfrac{1}{KM^2}=\dfrac{1}{CH^2}+\dfrac{1}{CI^2}\)

2. Cho tam giác ABC cân tại A, các đường cao AH và BK. Kẻ đường thẳng vuông góc với BC tại B cắt tia CA tại D. Chứng minh:

a) \(BD=2AH\)

b) \(\dfrac{1}{BK^2}=\dfrac{1}{DC^2}+\dfrac{1}{4HA^2}\)

AH
23 tháng 9 2018 lúc 14:01

Bài 1:

a)

Áp dụng định lý Pitago:

\(BC=\sqrt{AB^2-AC^2}=\sqrt{10^2-8^2}=6\) (cm)

\(S_{ABC}=\frac{AC.CB}{2}=\frac{AB.CK}{2}\Rightarrow CK=\frac{AC.CB}{AB}=\frac{8.6}{10}=4,8\) (cm)

Áp dụng định lý Pitago:

\(BK=\sqrt{CB^2-CK^2}=\sqrt{6^2-4,8^2}=3,6\) (cm)

\(AK=BA-BK=10-3,6=6,4\) (cm)

b)

\(KH\perp BC, KI\perp AC\Rightarrow \widehat{KHC}=\widehat{KIC}=90^0=\widehat{HCI}\)

Tứ giác $KHCI$ có 3 góc vuông nên là hình chữ nhật.

c)

Xét tam giác $CHK$ và $CKB$ có:

Góc $C$ chung

\(\widehat{CHK}=\widehat{CKB}=90^0\)

\(\Rightarrow \triangle CHK\sim \triangle CKB(g.g)\)

\(\Rightarrow \frac{CH}{CK}=\frac{CK}{CB}\Rightarrow CH.CB=CK^2(1)\)

Hoàn toàn tương tự: \(\triangle CKI\sim \triangle CAK(g.g)\)

\(\Rightarrow \frac{CK}{CA}=\frac{CI}{CK}\Rightarrow CA.CI=CK^2(2)\)

Từ \((1);(2)\Rightarrow CH.CB=CA.CI\) (đpcm)

Bình luận (0)
AH
23 tháng 9 2018 lúc 14:33

Bài 1:

d)

\(HK\parallel AC\Rightarrow \frac{BH}{BK}=\frac{BC}{BA}\Rightarrow BH=\frac{BK.BC}{AB}\) (định lý Ta-let)

Tương tự: \(\frac{AI}{AK}=\frac{AC}{AB}\Rightarrow AI=\frac{AK.AC}{AB}\)

\(\Rightarrow \frac{AI}{BH}=\frac{AK}{BK}.\frac{AC}{BC}\)

Xét tam giác $BKC$ và $BCA$ có:

\(\left\{\begin{matrix} \text{góc B chung}\\ \widehat{BKC}=\widehat{BCA}=90^0\end{matrix}\right.\Rightarrow \triangle BKC\sim \triangle BCA(g.g)\)

\(\Rightarrow \frac{BK}{BC}=\frac{BC}{BA}\Rightarrow BK=\frac{BC^2}{BA}\) (cái này là công thức hệ thức lượng quen thuộc, mình chỉ chứng minh lại thôi nhé)

Tương tự: \(AK=\frac{AC^2}{AB}\)

\(\Rightarrow \frac{AK}{BK}=\frac{AC^2}{BC^2}(4)\)

Từ \((3);(4)\Rightarrow \frac{AI}{BH}=\frac{AC^2}{BC^2}.\frac{AC}{BC}=\left(\frac{AC}{BC}\right)^3\) (đpcm)

e)

Áp dụng những công thức thu từ phần d:

\(AB.BH.AI=AB.\frac{BK.BC}{BA}.\frac{AK.AC}{AB}=\frac{AK.BK.BC.AC}{AB}\)

\(AK=\frac{AC^2}{AB}; BK=\frac{BC^2}{AB}\Rightarrow AB.BH.AI=\left(\frac{AC.BC}{AB}\right)^3\)

\(=\left(\frac{2S_{ABC}}{AB}\right)^3=CK^3\) (đpcm)

f)

Ta có: \(S_{KHI}=\frac{KH.KI}{2}=\frac{KM.HI}{2}\)

\(\Rightarrow KM=\frac{KH.KI}{HI}\Rightarrow KM^2=\frac{KH^2.KI^2}{HI^2}\)

\(\Rightarrow \frac{1}{KM^2}=\frac{HI^2}{KH^2.KI^2}=\frac{KH^2+KI^2}{KH^2.KI^2}=\frac{1}{KI^2}+\frac{1}{KH^2}\) (Pitago)

Mà theo phần b ta cm được $KHCI$ là hcn nên \(KI=CH; KH=CI\)

\(\Rightarrow \frac{1}{KM^2}=\frac{1}{CH^2}+\frac{1}{CI^2}\) (đpcm)

Bình luận (0)
AH
23 tháng 9 2018 lúc 16:13

Bài 2:

a)

\(AH\perp BC, BD\perp BC\rightarrow AH\parallel BD\)

Tam giác $ABC$ là tam giác cân tại $A$ nên đường cao $AH$ đồng thời là đường trung tuyến. Do đó H là trung điểm của $BC$

Áp dụng định lý Ta-let với \(AH\parallel BD\):

\(\frac{AH}{BD}=\frac{CH}{CB}=\frac{1}{2}\Rightarrow BD=2AH\)

b) Sửa đề: \(\frac{1}{BK^2}=\frac{1}{BC^2}+\frac{1}{4AH^2}\)

Xét tam giác vuông $DBC$ có:

\(S_{DBC}=\frac{BK.DC}{2}=\frac{BD.BC}{2}\Rightarrow BK=\frac{BD.BC}{DC}\)

\(\Rightarrow BK^2=\frac{BD^2.BC^2}{DC^2}\Rightarrow \frac{1}{BK^2}=\frac{DC^2}{BD^2.BC^2}=\frac{BD^2+BC^2}{BD^2.BC^2}\) (định lý Pitago)

\(=\frac{1}{BC^2}+\frac{1}{BD^2}\)

\(BD=2AH\Rightarrow BD^2=4AH^2\)

Do đó: \(\frac{1}{BK^2}=\frac{1}{BC^2}+\frac{1}{4AH^2}\) (đpcm)

Bình luận (0)
AH
23 tháng 9 2018 lúc 16:19

Hình vẽ 1:

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

Bình luận (0)
AH
23 tháng 9 2018 lúc 16:19

Hình vẽ 2:

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

Bình luận (1)
NM
22 tháng 9 2018 lúc 19:54

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
OH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết