Violympic toán 9

BB

1. Cho biểu thức A= \(\frac{\sqrt{x}-1}{2}\)và B=\(\frac{x+2}{x\sqrt{x}-1}+\frac{\sqrt{x}}{x+\sqrt{x}+1}+\frac{1}{1-\sqrt{x}}\)(x\(\ge\)0 x\(\ne\)1)

a. Tính giá trị của A tại x =4

b. Rút gọn biểu thức B

c. Cho P= B:A . Chứng minh 0\(\le\)P<2

2. Một mảnh vường làm hình chữ nhật có diện tích bằng 192 m2 . Nếu tăng chiều rộng thêm 1m đồng thời giảm chiều rộng đi 3m thì ta được một mảnh vườn hình vuông . Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn lúc ban đầu?

3.

a. cho đường thẳng (d1) : y=x+2; (d2) :y=2x+1; (d3): y=(m2+1)x+m (m là tham số )

tìm m để 3 đường thẳng đồng quy tại 1 điểm

b. Cho phương trình : x2-20x+m+5 =0 tìm m để phương trinh(*) có 2 nghiệm x1;x2 là số nguyên tố.

4. Cho nửa (O;R) đường kính AB . Kẻ tiếp tuyến Ax với nửa đường tròn đó ( tia Ax thuộc nửa mặt phẳng bờ chứa nửa (O) ). Từ điểm M bất kỳ trên tia Ax kẻ tiếp tuyến thứ 2 MC với nửa đường tròn ( C là tiếp điểm ). AC cắt OM tại E, MB cắt nửa (O) tại D ( D khác B )

a. Chứng minh tứ giác ACOM nội tiếp một đường tròn

b. Chứng minh AC2=4.OE.ME

c. Chứng minh góc ADE bằng góc ACO

AH
28 tháng 5 2019 lúc 17:12

Bài 1:
a) Tại $x=4$ thì \(A=\frac{\sqrt{x}-1}{2}=\frac{\sqrt{4}-1}{2}=\frac{1}{2}\)

b)

\(B=\frac{x+2}{(\sqrt{x})^3-1}+\frac{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)}{(x+\sqrt{x}+1)(\sqrt{x}-1)}-\frac{x+\sqrt{x}+1}{(\sqrt{x}-1)(x+\sqrt{x}+1)}\)

\(=\frac{x+2}{(\sqrt{x}-1)(x+\sqrt{x}+1)}+\frac{x-\sqrt{x}}{(\sqrt{x}-1)(x+\sqrt{x}+1)}-\frac{x+\sqrt{x}+1}{(\sqrt{x}-1)(x+\sqrt{x}+1)}\)

\(=\frac{x-2\sqrt{x}+1}{(\sqrt{x}-1)(x+\sqrt{x}+1)}=\frac{(\sqrt{x}-1)^2}{(\sqrt{x}-1)(x+\sqrt{x}+1)}=\frac{\sqrt{x}-1}{x+\sqrt{x}+1}\)

c) \(P=\frac{B}{A}=\frac{\sqrt{x}-1}{x+\sqrt{x}+1}:\frac{\sqrt{x}-1}{2}=\frac{2}{x+\sqrt{x}+1}\)

\(x+\sqrt{x}+1>0, \forall x\geq 0\Rightarrow P=\frac{2}{x+\sqrt{x}+1}>0\)

Mặt khác: \(x+\sqrt{x}+1\geq 0+0+1=1, \forall x\geq 0\)

\(\Rightarrow P=\frac{2}{x+\sqrt{x}+1}\leq \frac{2}{1}=2\)

Do đó: \(0< P\leq 2\). Ta có đpcm.

Bình luận (0)
AH
28 tháng 5 2019 lúc 17:17

Bài 2:

Giả sử chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn ban đầu lần lượt là $a$ và $b$ (m) ($a,b>0$)

Diện tích mảnh vườn: \(S=ab=192(1)\)

Khi giảm chiều dài 3m, tăng chiều rộng 1m thì mảnh vườn là hình vuông

\(\Rightarrow a-3=b+1\Leftrightarrow a=b+4(2)\)

Từ \((1);(2)\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=b+4\\ (b+4)b=192\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} b=12\\ a=16\end{matrix}\right.\) (m)

Vậy chiều dài và chiều rộng lúc đầu của mảnh vườn là $16$ m và $12$ m

Bình luận (0)
AH
28 tháng 5 2019 lúc 17:25

Bài 3:

a)Gọi $M$ là giao điểm của $(d_1)$ và $(d_2)$:

\(y_M=x_M+2=2x_M+1\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x_M=1\\ y_M=3\end{matrix}\right.\)

Để $(d_1),(d_2),(d_3)$ đồng quy thì $M$ cũng phải thuộc $(d_3)$

\(\Rightarrow y_M=(m^2+1)x_M+m\)

\(\Leftrightarrow 3=(m^2+1).1+m\)

\(\Leftrightarrow m^2+m-2=0\Rightarrow m=1\) hoặc $m=-2$. Nếu $m=1$ thì $(d_2)$ trùng $(d_3)$ nên không thỏa mãn.

Do đó $m=-2$

b)

Để PT có 2 nghiệm $x_1,x_2$ thì trước tiên \(\Delta'=100-(m+5)>0\Leftrightarrow m< 95\)

Áp dụng định lý Vi-et: \(\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=20\\ x_1x_2=m+5\end{matrix}\right.\)

Giả sử $x_1$ là số nguyên tố nhỏ hơn. \(\Rightarrow 20=x_1+x_2> 2x_1\Rightarrow x_1< 10\); \(x_1\in\mathbb{P}\Rightarrow x_1\in \left\{2;3;5;7\right\}\)

\(\Rightarrow x_2\in\left\{18;17;15;13\right\}\) (tương ứng)

Vì $x_1,x_2$ đều nguyên tố nên \((x_1,x_2)=(3,17); (7,13)\)

\(\Rightarrow \left[\begin{matrix} m+5=x_1x_2=3.17=51\\ m+5=x_1x_2=7.13=91\end{matrix}\right.\Rightarrow \left[\begin{matrix} m=46\\ m=86\end{matrix}\right.\) (đều thỏa mãn)

Vậy.........

Bình luận (0)
AH
28 tháng 5 2019 lúc 17:38

Bài 4:

a)

Vì $MA,MC$ là tiếp tuyến của $(O)$ nên \(MA\perp OA: MC\perp OC\Rightarrow \widehat{MAO}=\widehat{MCO}\)

Xét tứ giác $ACOM$ có tổng 2 góc đối nhau \(\widehat{MAO}+\widehat{MCO}=90^0+90^0=180^0\) nên $ACOM$ là tứ giác nội tiếp.

b) Theo tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau thì $MA=MC$

Mà $OA=OC(=R)$ nên $MO$ là đường trung trực của $AC$

Do đó $MO$ vuông góc $AC$ tại trung điểm $E$ của $AC$.

$E$ là trung điểm $AC$ \(\Rightarrow 2AE=AC\Rightarrow 4AE^2=AC^2(1)\)

Xét tam giác $MAE$ và $AOE$ có:

\(\widehat{MEA}=\widehat{AEO}=90^0\)

\(\widehat{MAE}=\widehat{AOE}(=90^0-\widehat{EAO})\)

\(\Rightarrow \triangle MAE\sim \triangle AOE(g.g)\Rightarrow \frac{ME}{AE}=\frac{AE}{OE}\)

\(\Rightarrow AE^2=OE.ME\Rightarrow 4AE^2=4OE.ME(2)\)

Từ \((1);(2)\Rightarrow AC^2=4OE.ME\) (đpcm)

c)

Ta có \(\widehat{ADB}=90^0\) (góc nt chắn nửa đường tròn)

\(\Rightarrow \widehat{MDA}=180^0-\widehat{ADB}=90^0\)

Ở phần b ta đã chỉ ra $MO\perp AC$ tại $E$ nên $\widehat{MEA}=90^0$

Xét tứ giác $MDEA$ có \(\widehat{MDA}=\widehat{MEA}(=90^0)\) và cùng nhìn cạnh $MA$ nên $MDEA$ là tứ giác nội tiếp.

\(\Rightarrow \widehat{ADE}=\widehat{AME}\)

\(\widehat{AME}=\widehat{CAO}(=90^0-\widehat{MAE})\)\(=\widehat{ACO}\) (do tam giác $OCA$ cân tại $O$)

\(\Rightarrow \widehat{ADE}=\widehat{ACO}\) (đpcm)

Bình luận (0)
AH
28 tháng 5 2019 lúc 17:42

Hình vẽ:

Violympic toán 9

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VA
Xem chi tiết
18
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
SY
Xem chi tiết
KG
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết