Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì I

DT

1, Chỉ ra và phép nhân hoá và tác dụng của nó trong đoạn thơ

"Cái nắng đi chơi
Dắt trưa qua phố
Dắt gió qua trời
Dắt hương qua ngõ

Cái nắng đi chơi
Dắt mây qua núi
Dắt tiếng chim rơi
Về thăm khe suối ".

2, Cảm nhận giá trị của phép nhân hoá trong câu ca dao sau ( viết thành bài văn )

"Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày giữ nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn"

DT
17 tháng 8 2017 lúc 6:10

2: Gợi ý:

Bằng cách sử dungBiện pháp tu từ nhân hóa tài tình tác giả dân gian đã cho ta cái nhìn sinh động về chú tru. Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.

Bình luận (0)
EJ
16 tháng 8 2017 lúc 23:01

1, Chỉ ra và phép nhân hoá và tác dụng của nó trong đoạn thơ

"Cái nắng đi chơi
Dắt trưa qua phố
Dắt gió qua trời
Dắt hương qua ngõ

Cái nắng đi chơi
Dắt mây qua núi
Dắt tiếng chim rơi
Về thăm khe suối ".

Bài làm

- Biện pháp tu từ : nhân hóa .

- Cái nắng :

+) Đi chơi

+) dắt trưa qua phố

+) dắt gió qua trời

+) dắt hương qua ngõ

+) dắt mây qua nói

+)dắt tiếng chim rơi

+) Về thăm khe suối

=> Tác dụng : Dùng những từ ngữ chỉ hoạt động , trạng thái của người để chỉ hoạt động , trạng thái của vật . Làm cho hình ảnh " cái " nắng gần gũi , gắn bó hơn với chúng ta . " Cái " nắng hiện lên thật sinh động và tự nhiên .

Bình luận (0)
DT
17 tháng 8 2017 lúc 6:08

1) BPNT: Nhân hóa

Dùng nhưng từ chỉ ng để chỉ nắng:

+đi chơi
+Dắt trưa qua phố
+Dắt gió qua trời
+Dắt hương qua ngõ
+Dắt mây qua núi
+Dắt tiếng chim rơi
+Về thăm khe suối

Nội dung: Qua việc nhân hóa làm cho các sự vật trở nên gần gũi thân thuộc. Chỉ sự gần gũi giữa nắng với chúng ta. Nắng hiện lên trong bài thơ thật sinh động. Nó như là ng bn của chúng ta

Bình luận (0)
DT
16 tháng 8 2017 lúc 22:08

Làm bài 2 trước hộ tớ ạ, chỉ tham khảo thôi.

Bình luận (0)
EJ
16 tháng 8 2017 lúc 23:02

Người dân Việt Nam từ ngàn xưa đến nay vốn giàu tình cảm. Những gì xảy ra hàng ngày xung quanh họ. Thiên nhiên, cuộc sống, công việc được cảm nhận với những cảm xúc sâu sâu ấy đã ngưng đọng lại thành những lời thơ lưu truyền rộng rãi mà ngày nay vẫn được giữ gìn: ca dao. Ca dao là một kho tàng phong phú những kinh nghiệm và cảm xúc của con người Việt Namvề cuộc sống, con người, tình cảm. Trong đó nổi lên một mảng bao gồm những bài ca dao về người lao động và công việc của họ:

Trâu ơi ta bảo trâu này:

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa có bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Bài ca dao ấy là một điển hình của những bài ca dao lao động. Hãy cùng lắng nghe lời ca dao ấy để hiểu thêm về tâm hồn của người dân Việt Nam và những gì người xưa muốn gửi gắm đến chúng ta.

Đối với người nông dân con trâu là đầu cơ nghiệp

Mở đầu bài ca dao là tiếng gọi của người nông dân:

Trâu ơi ta bảo trâu này.

Hai tiếng Trâu ơi nghe thật thân thiết, đầy tình cảm. Con trâu trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam vốn là một yếu tố rất quan trọng.

Con trâu là đầu cơ nghiệp.

Nhưng dù vậy, con trâu vẫn chỉ là một con vật trung thành và giúp ích cho con người vậy mà ở đây hai tiếng Trâu ơi kia như xoá đi cái ranh giới chủ tớ giữa người nông dân với con trâu. Tiếng gọi như gọi một người bạn, một người thân và tiếp theo đó là người nhắn nhủ: Ta bảo trâu này. Đọc những lời này, người ta không cảm nhận gì khác hơn là một lời khuyên nhủ, nhắn gửi hết mực chân tình. Người nông dân bảo với trâu:

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Bảo trâu ra ngoài ruộng làm việc, người dân cày không dùng đến mệnh lệnh hoặc đòn roi mà là một lời nói thật chân tình. Nhất là từ với ta đầy thân thiết. Nó thể hiện sự gắn bó của người nông dân với công việc. Trâu cày với ta là sự chia sẻ của người nông dân với con trâu với con trâu trong những công việc cực khổ, nhọc nhằn như việc cày đồng. Nó càng chứng tỏ sự gần gũi giữa người lao động và con trâu, cái cày của họ, như một số câu ca dao khác cũng đã nói đến:

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu.

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Câu tiếp theo vẫn là lời khuyên nhủ chân thành của người nông dân:

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây, trâu đấy ai mà quản công.

Người nông dân Việt Nam luôn gắn bó với ruộng đồng – Sự nghiệp cha truyền con nối: Cấy cày vốn nghiệp nông gia. Từ vốn càng nhấn mạnh hơn sự gắn bó đó giữa cái cày, cây lúa với người nông dân.

Ta đây, trâu đấy ai mà quản công – Mấy từ ta đây – trâu đấy nhịp nhàng, thể hiện sự gắn bọ cũng trong công việc đồng áng, cùng với tiếng ai thể hiện sự trân trọng của người nông dân đối với con trâu, coi nó cũng như con người. Đặc biệt là cụm từ ai mà quản công nghe thân thương lạ. Nó như lời nói yêu thương dành cho một người bạn thân mật và đầm ấm. Hiểu sâu hơn, đây chính là lời nhắn gửi đến con người xưa và nay trong xã hội: lao động thì phải hết lòng, tận tuỵ, đừng nên tiếc công, ngại khó. Cùng nhau dốc sức làm việc thì mới mong có được thành quả:

Bao giờ cây lúa có bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Đây là lời hứa hẹn phần thưởng dành cho công sức lao động bỏ ra. Trâu giúp người cày cấy, người có được hạt lúa thơm thì trâu cũng được thưởng những ngọn cỏ tươi xanh. Đó chính là lời hứa hẹn đối với con người: cùng nhau lao động hết lòng, khi có được thành quả thì mỗi người đều được đền bù xứng đáng công lao của mình.Bài ca dao là một bài học kín đáo gởi gấm đến chúng ta của người xưa. Xuyên suốt bài ca dao là giọng điệu chân tình, nhắn nhủ, tâm sự, nhẹ nhàng mà thấm thía. Bên cạnh đó, sự có mặt của thanh bằng tràn ngập trong bài ca dao và những hình ảnh thân quen: trâu, cày, ruộng đồng, lúa, cỏ… góp phần tạo nên bức tranh thôn dã quen thuộc, êm đềm. Lời lẽ nhẹ nhàng, thân thiết bài ca dao thể hiện tâm hồn của người nông dân Việt Nam: nhân hậu, bao dung và tình yêu công việc lao động của họ. Hơn thế nữa, bài ca dao giúp chúng ta hiểu hơn về giá trị của sự cần cù lao động trong cuộc sống mà chúng ta đã được biết một phần qua một số bài ca dao khác:

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi! Bưng bát cơm đày,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Đọc bài ca dao, tôi thấy mình như được trở về miền quê Việt Nam, ngồi trong bầu không khí đầy mùi thơm rơm rạ mà nghe tiếng hát những bài ca dao văng vẳng, càng thấm thía hơn bài học trong bài ca thôn dã ấy. Trải qua bao tháng năm, bài học ấy vẫn không bao giờ là cũ đối với con người ngày nay ; Hãy làm việc hết mình để có được những thành quả xứng đáng như những người nông dân xưa kia đã làm. Như bao bài và câu ca dao khác, bài ca dao này cũng cho tôi thêm hiểu, thêm yêu con người Việt Nam và tiếp nhận một bài học thấm thía để rèn luyện bản thân mình.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
WS
Xem chi tiết
MK
Xem chi tiết