Hướng dẫn soạn bài Trạng ngữ

SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

1, 2. Đọc đoạn trích trên, dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học chúng ta xác định được các trạng ngữ và những nội dung mà chúng bổ sung gồm:

- Dưới bóng tre xanh: Xác định nơi chốn.

- Đã từ lâu đời: Xác định về thời gian

- Đời đời, kiếp kiếp: Xác định về thời gian

- Từ nghìn đời nay: Xác định về thời gian

3. Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên lên vị trí đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

Trả lời bởi Hiiiii~
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

1.

• Bốn VD trên đều có cụm từ “mùa xuân”. Tuy vậy, chỉ có cụm từ “mùa xuân” trong câu: “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít” đảm nhiệm vai trò làm trạng ngữ chỉ thời gian.

- Ở các câu còn lại :

+ Câu a: “Mùa xuân của tôi - Mùa xuân Bắc Việt - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh...”. Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là chủ ngữ.

+ Câu c: “Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân”. Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là bổ ngừ cho động từ.

+ Câu d: “Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đối kì diệu.” Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là một câu đơn đặc biệt dùng đế bộc lộ cảm xúc của người viết.

2.

- Câu a gồm có các trạng ngữ sau:

+ Như báo trước mùa về một thứ quà thanh nhã và tinh khiết

+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi.

+ Trong cái vỏ xanh kia.

+ Dưới ánh nắng.

- Câu b gồm có trạng ngữ sau:

Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.

3.

a. Các trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 2 chúng ta phân loại như sau:

+ Như báo trước mùa về một thứ quà thanh nhã và tinh khiết: Trạng ngữ chỉ cách thức.

+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi: Trạng ngữ chỉ thời gian.

+ Trong cái vỏ xanh kia: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chôn.

+ Dưới ánh nắng: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn.

+ Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây: Trạng ngữ chỉ cách thức.

b. Ngoài các loại trạng ngữ ở trên còn có các trạng ngữ sau:

- Trạng ngữ chỉ mục đích.

VD: Để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới, em phải ra sức ôn tập.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện.

VD: Với trang sách và chiếc bút bi, Hoa miệt mài ghi chép.

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

VD: Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

(Xuân Quỳnh)

Trả lời bởi Hiiiii~
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Câu hỏi 1: Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu 1, nhưng vì sao trong các câu văn trong SGK, tr. 45, 46, ta không nên hoặc không thể bỏ lược bỏ trạng ngữ?

Gợi ý: Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng trong các câu văn ta không thể bỏ được trạng ngữ vì các trạng ngừ ở 2 VD trên:

- Thường thường vào khoảng đó.

- Sáng dậy.

- Về mùa đông. (Giúp chúng ta xác định về thời gian)

- Trên giàn hoa lí.

- Trên nền trời trong trong. (Xác định về nơi chôn, địa điểm).

Như vậy, các trạng ngữ trên dùng để xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần là cho nội dung câu văn được đầy đủ, chính xác. Còn nếu chúng ta bỏ đi các trạng ngữ trên, câu văn sẽ không được bổ sung những thông tin cần thiết. Do đó làm cho đoạn văn miêu tả không được đầy đủ và không đúng với thực tế khách quan.

Câu hỏi 2: Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả,...). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?

Gợi ý: Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả,...). Trạng ngữ có vai trò kết nối các câu văn, đoạn văn trong văn bản, góp phần làm cho đoạn vãn, bài văn mạch lạc hơn.

VD trong văn bản nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả sắp xếp luận cứ theo trình tự thời gian, nguyên nhân - kết quả... . Ớ đó các trạng ngữ “từ xưa đến nay” , “ngày nay”... có tác dụng góp phần làm cho các câu văn, đoạn văn trở thành một khối thống nhất chặt chẽ với nhau, giàu sức thuyết phục.

Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo Quyên
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

1. Câu in đậm

Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu đã bị tách riêng ra thành một câu độc lập.

2. Việc tách ra như vậy có tác dụng nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc tin tưởng tự hào với tương lai của tiếng Việt.

Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo Quyên
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)
1. Tìm các trạng ngữ trong những câu dưới đây và nhận xét về công dụng của chúng. a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ. Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm. Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,... (Theo Nguyễn Đăng Mạnh) b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì... [...]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. Gợi ý: - Các trạng ngữ: + Đoạn a: Kết hợp những bài này lại,(1) ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ. Ở loại bài thứ nhất,(2) người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm. Ở loại bài thứ hai,(3) ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,... + Đoạn b: Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi,(4) bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi,(5) bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn,(6) bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì... [...]. Lúc còn học phổ thông,(7) Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá,(8) ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. - Công dụng: + Bổ sung ý nghĩa cho câu: về thời gian - (4), (5), (6), (7); về không gian, nơi chốn - (2), (3); về cách thức - (1); về phương diện - (8); + Liên kết: Ở cả hai đoạn này, các trạng ngữ đều được liên kết với nhau theo kiểu lập luận diễn dịch giúp cho bài văn trở nên rõ ràng, dễ hiểu. 2. Việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong các ví dụ dưới đây có tác dụng gì? a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 72. (Theo báo Văn nghệ) b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn. (Anh Đức) Gợi ý: - Xác định câu được tách từ thành phần trạng ngữ; - Nhận xét tác dụng: + Thử gộp câu được tách từ trạng ngữ với câu có nòng cốt thành một câu: Bố cháu đã hi sinh năm 72. Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối, trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn. + Đọc và so sánh với các câu khi được tách để thấy được tác dụng nhấn mạnh thông tin của việc tách trạng ngữ thành câu riêng. 3. Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu về sự giàu đẹp của tiếng Việt, trong đó có sử dụng trạng ngữ để bổ sung ý nghĩa và để liên kết các câu. Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo Quyên