Tại sao khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để gần la bàn các vật có tính chất từ?
Tại sao khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để gần la bàn các vật có tính chất từ?
Có dự đoán như sau: càng gần cực Bắc của nam châm điện thì lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh và mạnh nhất ở hai cực.
Hãy đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó.
Tham khảo
Dụng cụ thí nghiệm:
-Một lõi sắt, một cuộn dây đồng.
-Một nguồn điện, 1 khóa k
-Một ít ghim kẹp giấy
Tiến hành:
Kq: Ở hai từ cực hút được nhiều ghim kẹp giấy nhất, chứng tỏ ở hai từ cực có từ trường mạnh nhất
Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước ThịnhHình dưới đây là sơ đồ cấu tạo của một loại chuông điện. Khi ấn và giữ nút A thì chuông điện sẽ kêu liên tục cho đến khi thôi ấn. Tại sao?
+ Khi ấn và giữ nút A thì mạch điện chứa pin nối với nam châm điện trở thành mạch điện kín, khi đó nam châm điện hoạt động và xuất hiện từ trường, nam châm điện hút thanh sắt, làm cho búa gõ đập vào chuông. Khi đó chuông điện sẽ kêu.
+ Khi thôi ấn nút A thì mạch điện bị hở, nam châm điện mất từ trường, không hút thanh sắt nữa, búa gõ sẽ thôi gõ vào chuông. Lúc đó chuông điện sẽ không kêu nữa.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Khi sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ vì khi để la bàn gần các vật có tính chất từ, kim nam châm ở la bàn và vật có tính chất từ sẽ tác dụng lực lên nhau. Lúc này, ngoài lực tác dụng của thanh nam châm Trái Đất còn có cả lực tác dụng của vật có tính chất từ lên kim nam châm của la bàn. Kết quả là kim nam châm không chỉ đúng hướng địa lí cần xác định.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt