Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác1. Tại sao khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ?
Vì các vật có từ tính để gần la bàn sẽ hút hoặc đẩy kim la bàn làm lệch kết quả.
2. Có dự đoán như sau: càng gần cực của nam châm điện thì lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh và mạnh nhất ở hai cực.
Hãy đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán đó.
Chế tạo một nam châm điện đơn giản:
Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện.
Tiến hành:
Đóng công tắc điện, đưa nam châm điện lại gần các kẹp bằng sắt, thấy ở vị trí hai cực, nam châm điện hút được nhiều kẹp sắt nhất, chứng tỏ ở đó từ trường mạnh nhất.
3. Hình dưới là sơ đồ cấu tạo của một loại chuông điện. Khi ấn và giữ nút A thì chuông điện sẽ kêu liên tục cho đến khi thôi ấn. Tại sao?
Khi ấn và giữ nút A, mạch điện đóng, nam châm điện hoạt động hút thanh sắt làm cho búa gõ vào chuông gây ra tiếng kêu. Cùng lúc đó vít điều chỉnh bị hở, mạch điện ngắt, thanh sắt không bị hút nữa và trở về vị trí cũ khiến vít điều chỉnh lại tiếp xúc, dòng điện lại chạy qua mạch, búa gõ vào chuông, cứ như thế liên tục cho đến khi ngừng nhấn nút A.