Một tấm thảm hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 2 m. Biết diện tích tấm thảm bằng 24 m2. Gọi x (m) là chiều rộng tấm thảm (x > 0). Hãy viết phương trình ẩn x biểu thị mối quan hệ giữa chiều dài, chiều rộng và diện tích của tấm thảm.
Một tấm thảm hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 2 m. Biết diện tích tấm thảm bằng 24 m2. Gọi x (m) là chiều rộng tấm thảm (x > 0). Hãy viết phương trình ẩn x biểu thị mối quan hệ giữa chiều dài, chiều rộng và diện tích của tấm thảm.
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai một ẩn? Chỉ rõ các hệ số a, b, c của mỗi phương trình bậc hai đó.
a) - 7x2 = 0
b) \( - 12{x^2} + 7x - \sqrt 3 = 0\)
c) \({x^3} + 5x - 6 = 0\)
d) \({x^2} - (m + 2)x + 7 = 0\) (m là số đã cho)
a) Phương trình - 7x2 = 0 là phương trình bậc hai một ẩn với a = -7; b = 0; c = 0.
b) Phương trình \( - 12{x^2} + 7x - \sqrt 3 = 0\) là phương trình bậc hai một ẩn với a = -12;
b = 7; c = \( - \sqrt 3 \).
c) Phương trình \({x^3} + 5x - 6 = 0\) không là phương trình bậc hai một ẩn.
d) Phương trình \({x^2} - (m + 2)x + 7 = 0\) là phương trình bậc hai một ẩn với a = 1;
b = - ( m + 2) ; c = 7.
Trả lời bởi datcodera) Bằng cách đưa về dạng phương trình tích, hãy giải các phương trình sau:
i) \(3{x^2} - 12x = 0\)
ii) \({x^2} - 16 = 0\)
b) Để đưa các phương trình bậc hai dạng đặc biệt trên về phương trình tích ta đã dùng phép biến đổi nào?
a) i) \(3{x^2} - 12x = 0\)
\(3x\left( {x - 4} \right) = 0\)
\(3x = 0\) hoặc \(x - 4 = 0\)
\(x = 0\) hoặc \(x = 4\)
Vậy phương trình có hai nghiệm là \( x = 0\) và \( x = 4\).
ii) \({x^2} - 16 = 0\)
\(\left( {x - 4} \right)\left( {x + 4} \right) = 0\)
\(x - 4 = 0\) hoặc \(x + 4 = 0\)
\(x = 4\) hoặc \(x = -4\)
Vậy phương trình có hai nghiệm là \(x = 4\) và \(x = -4\).
b) Để đưa các phương trình bậc hai dạng đặc biệt trên về phương trình tích ta đã dùng phương pháp đặt nhân tử chung và hằng đẳng thức.
Trả lời bởi datcoderGiải các phương trình:
a) \(3{x^2} - 27 = 0\)
b) \({x^2} - 10x + 25 = 16\)
a) \(3{x^2} - 27 = 0\)
\(\begin{array}{l}3{x^2} = 27\\{x^2} = 9\\{x^2} = {3^2}\end{array}\)
x = 3 hoặc x = -3
Vậy phương trình có hai nghiệm x = 3 và x = -3.
b) \({x^2} - 10x + 25 = 16\)
\({\left( {x - 5} \right)^2} = 16\)
\(x - 5 = 4\) hoặc \({x - 5 = - 4}\)
\({x = 9}\) hoặc \({x = 1}\)
Vậy phương trình có hai nghiệm là x = 9 và x = 1.
Trả lời bởi datcoderCho phương trình bậc hai \({x^2} - 4x + 3 = 0\).
a) Thay mỗi dấu ? bằng số thích hợp để viết lại phương trình đã cho thành:
\({x^2} - 4x + 4 = ?\) hay \({\left( {x - 2} \right)^2} = ?\) (*)
b) Giải phương trình (*), từ đó tìm nghiệm của phương trình đã cho.
a) \({x^2} - 4x + 4 = 1\) hay \({\left( {x - 2} \right)^2} = 1\)
b) Giải phương trình (*), ta được:
\(\left( {x - 2} \right)^2 = 1\)
\({x - 2 = 1}\) hoặc \(x - 2 = - 1\)
\(x = 3\) hoặc \({x = 1}\)
Vậy phương trình (*) có hai nghiệm là x = 3 và x = 1.
Trả lời bởi datcoderGiải các phương trình:
a) \(7{x^2} - 3x + 2 = 0\)
b) \(3{x^2} - 2\sqrt 3 x + 1 = 0\)
c) \( - 2{x^2} + 5x + 2 = 0\)
a) \(7{x^2} - 3x + 2 = 0\)
Ta có a = 7, b = -3, c = 2
\(\Delta = {( - 3)^2} - 4.7.2\)= - 47 < 0.
Vậy phương trình vô nghiệm.
b) \(3{x^2} - 2\sqrt 3 x + 1 = 0\)
Ta có a = 3, b = \( - 2\sqrt 3 \), c = 1
\(\Delta = {( - 2\sqrt 3 )^2} - 4.3.1\) = 0
Vậy phương trình có nghiệm kép \({x_1} = {x_2} = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\)
c) \( - 2{x^2} + 5x + 2 = 0\)
Ta có a = -2, b = 5, c = 2
\(\Delta = {5^2} - 4.( - 2).2\) = 41 > 0
Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:
\({x_1} = \frac{{ - 5 + \sqrt {41} }}{{ - 4}} = \frac{{5 - \sqrt {41} }}{4};{x_2} = \frac{{ - 5 - \sqrt {41} }}{{ - 4}} = \frac{{5 + \sqrt {41} }}{4}\)
Trả lời bởi datcoderDùng công thức nghiệm thu gọn giải các phương trình sau:
a) \(5{x^2} - 12x + 4 = 0\)
b) \(5{x^2} - 2\sqrt 5 x + 1 = 0\)
a) \(5{x^2} - 12x + 4 = 0\)
Ta có a = 5, b’ = - 6, c = 4
\(\Delta ' = {( - 6)^2} - 5.4 = 16 > 0\)
Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là \({x_1} = \frac{{6 + \sqrt {16} }}{5} = 2,{x_2} = \frac{{6 - \sqrt {16} }}{5} = \frac{2}{5}\)
b) \(5{x^2} - 2\sqrt 5 x + 1 = 0\)
Ta có a = 5, b’ = \( - \sqrt 5 \) , c = 1
\(\Delta ' = {( - \sqrt 5 )^2} - 5.1 = 0\)
Vậy phương trình có nghiệm kép \({x_1} = {x_2} = \frac{{\sqrt 5 }}{5}\).
Trả lời bởi datcoderTrả lời câu hỏi trong Hoạt động khởi động (trang 11):
Sau khi được ném theo chiều từ dưới lên, độ cao h(m) của một quả bóng theo thời gian t (giây), được xác định bởi công thức h = 2 + 9t – 5t2 . Thời gian từ lúc ném cho đến khi bóng chạm đất là bao lâu?
Khi bóng chạm đất thì chiều cao h = 0 nên ta có phương trình: 2 + 9t – 5t2 = 0
Giải phương trình 2 + 9t – 5t2 = 0, (t > 0) ta có: a = -5, b = 9, c = 2.
\(\Delta = {9^2} - 4.( - 5).2 = 121 > 0\)
Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:
\({t_1} = \frac{{ - 9 + \sqrt {121} }}{{2.( - 5)}} = \frac{{ - 1}}{5}(L);{t_2} = \frac{{ - 9 - \sqrt {121} }}{{2.( - 5)}} = 2(TM)\)
Vậy thời gian từ lúc ném cho đến khi bóng chạm đất là 2 giây.
Trả lời bởi datcoderTìm các nghiệm của mỗi phương trình sau bằng máy tính cầm tay.
a) \(3{x^2} - 8x + 4 = 0\)
b) \(5{x^2} - 2\sqrt 5 x + 12 = 0\)
c) \(2{x^2} - 8x + 8 = 0\)
a) \(3{x^2} - 8x + 4 = 0\)
Phương trình có hai nghiệm phân biệt là: \({x_1} = 2,{x_2} = \frac{2}{3}\)
b) \(5{x^2} - 2\sqrt 5 x + 12 = 0\)
Phương trình vô nghiệm.
c) \(2{x^2} - 8x + 8 = 0\)
Phương trình có nghiệm kép là: \({x_1} = {x_2} = 2\).
Trả lời bởi datcoderMột mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 100 m, diện tích 576 m2.
Gọi x (m) là chiều rộng của mảnh đất (0 < x < 50).
Hãy lập phương trình biểu thị mối liên hệ giữa chiều rộng, chiều dài và diện tích của mảnh đất.
Gọi x (m) là chiều rộng của mảnh đất (0 < x < 50).
Ta có chu vi 100 m nên chiều dài của mảnh đất là: 50 – x (m)
Mặt khác, diện tích là 576 m2 nên ta có phương trình biểu thị mối liên hệ giữa chiều rộng, chiều dài và diện tích của mảnh đất là:
x(50 – x) = 576 suy ra – x2 + 50x – 576 = 0.
Trả lời bởi datcoder
Gọi x (m) là chiều rộng tấm thảm (x > 0) suy ra chiều dài là x + 2 (m).
Biết diện tích tấm thảm bằng 24 m2 nên ta có phương trình:
x.(x + 2) = 24 hay x2 + 2x = 24.
Trả lời bởi datcoder