Quan sát hình 14.5 và cho biết sự thụ tinh là gì. Hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào so với các giao tử và tế bào sinh dưỡng của cơ thể bố mẹ?
Quan sát hình 14.5 và cho biết sự thụ tinh là gì. Hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào so với các giao tử và tế bào sinh dưỡng của cơ thể bố mẹ?
Dựa vào hiểu biết của em về sự thụ tinh, hãy giải thích về nguồn gốc của các nhiễm sắc thể trong mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào của cơ thể sinh vật lưỡng bội.
- Giao tử đực chứa bộ NST đơn bội $n(NST)$ có nguồn gốc từ bố.
- Giao tử cái chứa bộ NST đơn bội $n(NST)$ có nguồn gốc từ mẹ.
- Trong quá trình thụ tinh giao tử đực đơn bội kết hợp với giao tử cái đơn bội tạo nên hợp tử lưỡng bội $(2n)$ rồi từ đó tạo thành phôi và thành cơ thể mới.
\(\rightarrow\) nguồn gốc của các nhiễm sắc thể trong mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào của cơ thể sinh vật lưỡng bội là từ 1 chiếu ở bố và 1 chiếc ở mẹ.
Trả lời bởi ひまわり(In my personal...Cho biết vì sao bộ nhiễm sắc thể 2n đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính.
- Khi qua giảm phân hình thành giao tử được bộ NST đơn bội $n(NST).$
- Qua quá trình thụ tinh giữa cá thể đực và cái bộ NST lưỡng bội được phục hồi $2n(NST).$
\(\rightarrow\) Nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh mà bộ nhiễm sắc thể 2n đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính.
Trả lời bởi ひまわり(In my personal...Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể? Sự thụ tinh có thể nhiều tạo ra bao khả năng tổ hợp (kí hiệu khác nhau) của bộ nhiễm sắc thể ở thế hệ con?
\(AaBb:\) \(2\times2=4\left(gt\right)\)
- Các loại giao tử là: $AB,Ab,aB,ab$
- Trong quá trình thụ tinh của các giao tử $AB,Ab,aB,ab$ có thể $9$ tổ hợp của bộ NST ở thế hệ con: $AaBb,AaBB,AABb,AABB,aaBb,aaBB,AAbb,aabb, Aabb$
Trả lời bởi ひまわり(In my personal...Ngựa có bộ nhiễm sắc 2n = 64 và lừa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa ngựa cái và lừa đực là con la . Vậy con la có bao nhiêu nhiễm sắc thể? Con la có khả năng sinh con không? Vì sao?
- Với ngựa: \(2n=64\rightarrow n=32\left(NST\right)\)
- Với lừa: \(2n=62\rightarrow n=31\left(NST\right)\)
- Khi lại con ngựa với con lừa được con la có bộ NST là: \(2n=32+31=63\left(NST\right)\)
\(\rightarrow\) Với bộ NST $2n=63$ thì con la không có khả năng sinh sản bởi trong tế bào của con la không gồm các cặp nhiễm sắc thể tương đồng nên không thể tiến hành tiếp hợp trong kì đầu I của giảm phân dẫn đến quá trình giảm phân bị rối loạn và không thể tạo ra được giao tử.
Trả lời bởi ひまわり(In my personal...Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
Sự phân ly độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST trong giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh làm tăng tính đa dạng hệ thống gen của loài, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, tạo ra các cá thể có sức chống chịu với môi trường.
Trả lời bởi Mai Trung Hải PhongTheo em, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?
Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.
- Yếu tố bên trong: di truyền, hormone sinh dục, tuổi thành thục sinh dục.
- Yếu tố bên ngoài: Nhiệt độ, các hoá chất, các bức xạ.
Trả lời bởi ひまわり(In my personal...Có thể tác động đến những yếu tố nào trong giảm phân hình thành giao tử? Cho ví dụ.
Có thể tác động đến những yếu tố nào trong giảm phân hình thành giao tử? Cho ví dụ.
- Nhân tố bên trong: Di truyền, hormone.
- Ví dụ: Nhiều loại hormone (LH và FSH) được sử dụng làm ức chế quá trình giảm phân ở 1 số loài.
- Nhân tố bên ngoài: Nhiệt độ, các hoá chất, các bức xạ.
- Ví dụ: Nhiệt độ xuống thấp châu chấu sinh sản kém.
Trả lời bởi ひまわり(In my personal...Lấy ví dụ một số cây trồng, vật nuôi được điều khiển sinh sản bằng hormone sinh dục.
Với cây trồng: Ở cây quất người ta sử dụng K-IAA để tăng khả năng đậu quả của cây.
Với vậ nuôi: Hormone PGF2α có tác dụng phá vỡ màng noãn bào để gây rụng trứng ở bò cái nhằm tăng hiệu suất thụ tinh.
Trả lời bởi ひまわり(In my personal...
Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực (n) và giao tử cái (n) để tạo ra cơ thể mới có bộ NST lưỡng bội (2n). Hợp tử có bộ NST 2n giống với tế bào sinh dưỡng nhưng gấp đôi so với giao tử (mang n NST).
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt