Bằng cách nào từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu?
Bằng cách nào từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu?
Quan sát hình 13.1 và bảng 13.1, cho biết chu kì tế bào gồm các pha giai đoạn nào. Nêu đặc điểm mỗi pha.
Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thi một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau?
Dựa vào bảng 13.1 cho biết điểm kiểm soát có ở những pha nào trong chu kì tế bào và vai trò của chúng ở mỗi pha là gì?
- Điểm kiểm soát có ở những pha là pha G1, pha G2 và pha M.
- Vai trò của các điểm kiểm soát:
+ Điểm kiểm soát G1: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì chuyển sang pha S. Nếu không nhận được tín hiệu đi tiếp, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào trạng thái không phân chia.
+ Điểm kiểm soát G2: Nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2 thì chuyển sang pha M.
- Điểm kiểm soát M: Điểm kiểm soát M điều khiển toàn tất quá trình phân bào.
Trả lời bởi Lê Duy HưngĐiều gì xảy ra với tế bào nếu không vượt qua được điểm kiểm soát G1?
Điều gì xảy ra với tế bào nếu không vượt qua được điểm kiểm soát G1?
- Điểm kiểm soát G1 năm ở cuối pha G1 và trước pha S có vai trò quyết định xem tế bào sẽ tiếp tục phân chia hay không.
- Và nếu tế bào không qua được điểm này tức tế bào đã bị biệt hóa (hiện tượng các tế bào sinh ra có cấu trúc và chức năng không giống tế bào đã sinh ra nó) và sẽ không được phân chia.
Trả lời bởi ひまわり(In my personal...Quan sát hình 13.2, cho biết các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào thì giống nhau hay khác nhau.
Quan sát hình 13.3, cho biết sinh sản của tế bào gồm những kì nào. Đặc điểm mỗi kỳ là gì?
- Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân gồm 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Đặc điểm của mỗi kì:
Các kì | Đặc điểm |
Kì đầu | - Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. - Màng nhân và nhân con tiêu biến. - Thoi phân bào hình thành, các nhiễm sắc thể kép đính với thoi phân bào ở tâm động. |
Kì giữa | Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Kì sau | Hai chromatid của nhiễm sắc thể kép phân li đồng đều thành hai NST đơn và di chuyển về hai cực của tế bào. |
Kì cuối | - NST đơn dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. - Sự phân chia tế bào chất hoàn thành dẫn đến hình thành nên 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n giống nhau và giống tế bào mẹ. |
Vì sao hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu?
Hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu vì có sự nhân đôi nhiễm sắc thể tại pha S và sự phân chia nhiễm sắc thể đồng đều tại kì sau:
- Tại pha S của kì trung gian, nhờ quá trình nhân đôi NST, mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 chromatid dính ở tâm động nên tế bào mẹ lúc này sẽ chứa 2n nhiễm sắc thể kép.
- Tại kì sau, hai chromatid của nhiễm sắc thể kép phân li đồng đều thành 2 nhiễm sắc đơn và di chuyển về hai cực của tế bào nên mỗi tế bào con sẽ chứa 2n nhiễm sắc thể đơn giống nhau và giống hệt tế bào ban đầu.
Trả lời bởi Lê Duy HưngTừ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sống nào của tế bào?
Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân và hoạt động biệt hóa chức năng thành các phần khác nhau của tế bào.
Trả lời bởi Lê Duy HưngTế bào có phân chia mãi không? Cho ví dụ.
Tế bào có phân chia mãi không? Cho ví dụ.
- Tế bào không phân chia mãi mà chỉ phân chia đến một mức nhất định đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Chỉ có tế bào ung thư mới phân chia mãi.
- Ví dụ: Khi bị mất máu thì tế bào máu cần phân chia liên tục để bù đắp lại chỗ máu bị mất đi.
Trả lời bởi ひまわり(In my personal...
Từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu là nhờ quá trình nguyên phân của tế bào.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt