Cho hai số m và n thoả mãn 0 < m2 < n2. Chứng tỏ \(\frac{3}{2}\)m2 < 2n2
Cho hai số m và n thoả mãn 0 < m2 < n2. Chứng tỏ \(\frac{3}{2}\)m2 < 2n2
Cho biết -10m\( \le \) -10n. Hãy so sánh m và n.
Ta có: -10m\( \le \) -10n. Chia cả 2 vế bất đẳng thức cho (-10), ta được:
m \( \ge \) n.
Trả lời bởi Hà Quang MinhDùng các dấu >,<,\( \ge \), \( \le \) để diễn tả:
a) Tốc độ v đúng quy định với biển báo giao thông ở Hình 4a
b) Trọng tải P của toàn bộ xe khi đi qua cầu đúng quy định với biển báo giao thông ở Hình 4b.
a) Để diễn tả tốc độ v đúng quy định với biển báo giao thông ở Hình 4a, ta có bất đẳng thức:
v \( \le \) 70
b) Để diễn tả trọng tải P của toàn bộ xe khi đi qua cầu đúng quy định với biển báo giao thông ở Hình 4b, ta có bất đẳng thức:
P \( \le \) 10t.
Trả lời bởi Hà Quang MinhHãy chỉ ra các bất đẳng thức diễn tả mỗi khẳng định sau:
a) m lớn hơn 8
b) n nhỏ hơn 21
c) x nhỏ hơn hoặc bằng 4
d) y lớn hơn hoặc bằng 0.
a) Để diễn tả m lớn hơn 8, ta có bất đẳng thức: m > 8
b) Để diễn tả n nhỏ hơn 21, ta có bất đẳng thức: n < 21
c) Để diễn tả x nhỏ hơn hoặc bằng 4, ta có bất đẳng thức: x\( \le \) 4
d) Để diễn tả y lớn hơn hoặc bằng 0, ta có bất đẳng thức: y\( \ge \) 0.
Trả lời bởi Hà Quang MinhHãy cho biết các bất đẳng thức được tạo thành khi:
a) Cộng hai vế của bất đẳng thức m > 5 với – 4;
b) Cộng hai vế của bất đẳng thức x2 \( \le \) y + 1 với 9;
c) Nhân hai vế của bất đẳng thức x > 1 với 3, rồi tiếp tục cộng với 2;
d) Cộng hai vế của bất đẳng thức m \( \le \) - 1 với – 1, rồi tiếp tục cộng với – 7.
a) Cộng hai vế của bất đẳng thức m > 5 với – 4,ta được:
m – 4 > 5 – 4 suy ra m – 4 > 1
b) Cộng hai vế của bất đẳng thức x2 \( \le \) y + 1 với 9, ta được:
x2 + 9 \( \le \) y + 10
c) Nhân hai vế của bất đẳng thức x > 1 với 3,ta được
3x > 3
Tiếp tục cộng với 2, ta được:
3x + 2 > 5
d) Cộng hai vế của bất đẳng thức m \( \le \) - 1 với – 1,ta được
m – 1 \( \le \) - 2
Tiếp tục cộng với – 7, ta được:
m – 8 \( \le \) - 9.
Trả lời bởi Hà Quang MinhSo sánh hai số x và y trong mỗi trường hợp sau:
a) x + 5 > y + 5;
b) – 11x \( \le \) - 11y;
c) 3x – 5 < 3y – 5;
d) – 7x + 1 > - 7y + 1.
a) x + 5 > y + 5
Trừ cả 2 vế bất đẳng thức với 5, ta được:
x > y
b) – 11x \( \le \) - 11y;
Chia cả hai vế bất đẳng thức với (-11), ta được:
x \( \ge \) y
c) 3x – 5 < 3y – 5
Cộng cả 2 vế bất đẳng thức với 5, ta được:
3x < 3y
Chia cả hai vế bất đẳng thức với 3, ta được:
x < y.
d) – 7x + 1 > - 7y + 1.
Trừ cả 2 vế bất đẳng thức với 1, ta được:
– 7x > - 7y
Chia cả hai vế bất đẳng thức với (- 7), ta được:
x < y.
Trả lời bởi Hà Quang MinhCho hai số a, b thoả mãn a < b. Chứng tỏ:
a) b – a > 0;
b) a – 2 < b – 1
c) 2a + b < 3b
d) – 2a – 3 > - 2b – 3.
a) Trừ 2 vế của bất đẳng thức a < b cho a, ta được:
0 < b – a hay b – a > 0
b) Trừ 2 vế của bất đẳng thức a < b cho 2, ta được:
a – 2 < b – 2 (1)
Cộng 2 vế của bất đẳng thức - 2 < - 1 cho b , ta được:
- 2 + b < - 1 + b hay b – 2 < b – 1 (2)
Từ (1) và (2) suy ra a – 2 < b – 1
c) Nhân 2 vế của bất đẳng thức a < b cho 2, ta được:
2a < 2b
Cộng 2 vế của bất đẳng thức 2a < 2b cho b, ta được:
2a + b < 3b
d) Nhân 2 vế của bất đẳng thức a < b cho (-2), ta được:
- 2a > - 2b
Cộng 2 vế của bất đẳng thức -2a > -2b cho (-3), ta được:
– 2a – 3 > - 2b – 3.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTìm lỗi sai trong lập luận sau:
Bạn Trang nhỏ tuổi hơn bạn Mai, bạn Mai nhẹ cân hơn bạn Tín. Gọi a và b lần lượt là số tuổi của bạn Trang và bạn Mai; b và c là số cân nặng của bạn Mai và bạn Tín. Vì a < b và b < c nên theo tính chất bắc cầu ta suy ra a < c. Vậy bạn Trang nhỏ tuổi hơn bạn Tín.
Lỗi sai: Gọi số tuổi của bạn Mai = số cân nặng của bạn Mai là b.
Trả lời bởi Hà Quang Minh
Nhân hai vế của bất đẳng thức m2 < n2 với 2, ta được:
2m2 < 2n2 (1)
Vì m2 > 0 nên khi nhân hai vế của bất đẳng thức 2 > \(\frac{3}{2}\), ta được:
2 m2 > \(\frac{3}{2}\) m2 (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{3}{2}\)m2 < 2n2 (bắc cầu).
Trả lời bởi Hà Quang Minh