Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 21
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (3)

NV
VT
VT

Đang theo dõi (3)

H24
HH

Chủ đề:

Ôn tập ngữ văn 12

Câu hỏi:

Mọi người chỉ giúp em phần đọc hiểu này với ạ ☹️
Người ta thường nói đến việc chinh phục các đỉnh cao mà không mấy ai nghĩ đến việc khai phá những con đường.

Khi đạt đến đỉnh cao, cảm giác vinh quang thường ùa đến cùng những lời ca ngợi. Nhưng khi khai phá những con đường mới, người mở đường thường sống trong sự cô đơn và hiểu lầm, đôi khi dè bỉu của người đời, vì cái mới, cái khác thường bao giờ cũng là cái khó chấp nhận đối với số đông.

Ngày xưa Lỗ Tấn viết: "Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường mà thôi". Biết bao thế hệ đã tin như thế. Những con đường có được do người đi mãi mà thành.

Nhưng bạn ơi, tôi mong bạn khoan vội tin như thế. Những con đường có được không chỉ do người đi mãi mà thành. Những con đường có được còn là do người khai phá..

Con đường do bàn tay mình khai phá, bàn chân mình dẫn bước là con đường của tự do, quí giá, tinh khôi. Những con đường của tư duy. Những con đường nối liền quá khứ-hiện tại-tương lai sẽ đưa bạn, đưa tôi, đưa đất nước bước tới những chân trời mới

(Theo SVVN - https://www.tienphong.vn/gioi-tre/kham-pha-nhung-con-duong

- Giáp Văn Dương, ĐH Liverpool- Anh)

Câu 1. Theo tác giả, những con đường có được do đâu mà thành?

Câu 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn: “Nhưng bạn ơi, tôi mong bạn khoan vội tin như thế. Những con đường có được không chỉ do người đi mãi mà thành. Những con đường có được còn là do người khai phá”.

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn câu nói của Lỗ Tấn có tác dụng như thế nào?

Câu 4. Anh/chị có cho rằng việc khai phá những con đường mới đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao? (Trình bày khoảng 8 - 10 dòng)

Chủ đề:

Ôn tập ngữ văn 12

Câu hỏi:

ĐỌC – HIỂU: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi

* Đề 1
Những ngày này trên đất nước tôi
Trong gian khó mới hiểu tình sâu nặng
Mới hiểu hết câu cùng trong bọc trứng
Thân thương sao ơi nghĩa đồng bào…

Trong khó khăn mới hiểu hết yêu tin
Mới thấy lòng dân kết đoàn, đùm bọc
Những thầy thuốc quên mình “chống giặc”
Những chiến sỹ vì dân ngủ rừng thẳm núi đồi...

Những ngày này trên đất nước tôi
Những đứa trẻ cũng vụt thành người lớn
Biết sẻ chia những đồng tiền giành dụm
Vẫn đau đáu nỗi niềm trường lớp yêu thương

Những cụ già không quản gió sương
Cân gạo góp chung, mớ rau san sẻ
Bát cơm nóng từ bàn tay của mẹ
Mà rưng rưng cả một khoảng trời.

….

(Nguyễn Đăng Tấn- Nguồn từ Internet, 06/04/2020 - https://vietnamnet.vn

Câu hỏi. Văn bản trên gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với Những thầy thuốc quên mình “chống giặc”? (Trình bày khoảng 6-8 dòng)

II. LÀM VĂN: Từ nội dung văn bản phần Đọc-hiểu, anh chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp nghĩa đồng bào của dân tộc ta trong những ngày tháng chống dịch Covid

*Đề 2.

ĐỌC – HIỂU: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cầu tre.

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.

(Trích “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ)

Câu hỏi. Anh/chị cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? (Trình bày khoảng 6-8 dòng)

II. LÀM VĂN: Từ nội dung văn bản phần Đọc-hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ phi thẩm mĩ của giới trẻ hiện nay.

Mọi người giúp em với ạ. Em cảm ơn mọi người trước ạ

TN

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 12

Câu hỏi:

MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ, EM CẢM ƠN MN NHIỀU

Đề1 Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy.Còn với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công việc để làm.Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống – đi tìm những công việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho chúng.
Bạn là thanh niên.Vậy hãy trở thành người đi tiên phong.Đi tiên phong mới là cách sống thực sự.Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi là “Cái làng địa cầu” nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá.Hành tinh chúng ta có rất nhiều người đang làm rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm.Hãy nghĩ đến cả thế giới và có những dự định to lớn, và đừng sợ thất bại. Con đường của những người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự”.
(Trích “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm”, Kim Woo Chung
– Nguyên Giám đốc Tập đoàn Deawoo, NXB Văn hóa thông tin, tr.159,160)

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Xác định và phân tích giá trị của biện pháp từ từ được sử dụng trong câu: “Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy”.

Câu 3: Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng “Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình”?

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Đề2 Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn”thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quí giá cho bản thân.
Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”.Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi.Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc.Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn.Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.
Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh.Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.
(Wayne Cordeiro, “Thái độ quyết định thành công”,
NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34)

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Đê 3: Dùng lời xin lỗi để hàn gắn một mối quan hệ căng thẳng là kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống, nhưng không phải ai cũng biết cách xin lỗi hoàn hảo (…)
Tiến sĩ Jennifer Thomas, đồng tác giả của quyển “Khi lời xin lỗi không đủ”, diễn giả của TED và là chuyên gia tâm lý, đã tiến hành nghiên cứu cùng với tiến sĩ Gary Chapman- tác giả quyển “ 5 ngôn ngữ tình yêu” và đi đến 5 yếu tố cần có trong lời xin lỗi: thể hiện sự hối tiếc, chấp nhận chịu trách nhiệm, bù đắp, thể hiện lòng ăn năn một cách thông minh và ngỏ ý mong được tha thứ.
“Những lời xin lỗi cụ thể sẽ khác nhau tùy từng người tiếp nhận, phụ thuộc vào ngôn ngữ bày tỏ sự xin lỗi của cả hai là gì. Vì vậy, tôi đã tìm ra rằng, chẳng hạn, khi nói: “Tôi sai rồi, tôi xin lỗi” thì sẽ chạm đến 77% người tiếp nhận. Nhưng 23% cá nhân khác thì chờ đợi nghe tiếp ba điều còn lại.Đó là lý do chúng ta có 5 yếu tố trên”, Thomas giải thích.
Dù vậy, những lời xin lỗi vẫn cần được soạn riêng cho từng người mà bạn cần xin lỗi. Trong bài viết chia sẻ trên tờ Time, các chuyên gia đã chia sẻ những bí quyết, rút ra từ các nghiên cứu của họ, nhằm giúp bạn soạn được lời xin lỗi phù hợp nhất với từng nhóm đối tượng nhất trong cuộc sống.
(https://doanhnhansaigon.vn/ky-nang-mem-trong-cuoc-song
-nhung-cach-de-noi-xin-loi-hoan-hao-1089497.html)

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 12

Câu hỏi:

Đề 1: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :

…..Thành công là điều quang trọng, khẳng đinh bản thân mình với mọi người lại càng quan trọng…Nhiều lúc bản thân cứ thèm muốn những địa vị, những thứ mà người khác sở hữu. Nhưng rốt cuộc đó cũng chỉ là những mong muốn ảo ảnh. Nó sẽ chẳng được bền lâu nếu cứ cố sức theo đuổi

Quan trọng là ta có dám từ bỏ cuộc sống đó, có dám nuôi sống bản mình bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Có dám đương đầu với những điều khó khăn nhất trong cuộc sống để làm giàu tâm hồn từ những điều nhỏ nhặt và bình dị nhất…

Nếu một lần nữa, đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, liệu bản thân ta có đủ can đảm lựa chọn con đường biết là chông gai kia hay không?

Có thể có người có, người không, Nhưng điều chắc chắn rằng, những người muốn thoát khỏi vỏ bọc của mình sẽ sẵn sàng làm điều đó. Cho dù có bị thất bại, dù bị chê cười, dù bị ghẻ lạnh, cũng muốn thử một lần mà không hối hận.

Tất nhiên sự tự do, hạnh phúc, khó khăn, đau khổ, và bất ngờ sẽ luôn song hành trên con đường chông gai đó.

Câu 1. Anh/chị hiểu thế nào là “ vỏ bọc “ trong câu: “ Những người muốn thoát khỏi vỏ bọc của mình sẽ sẵn sàng can đảm lựa chọn con đường biết là chông gai kia hay không “ ?

Câu 2. Tác dụng của câu hỏi tu từ “ Nếu một lần nữa, đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, liệu bản thân ta có đủ can đảm lựa chọn con đường biết là chông gai kia hay không? ”

Câu 3. Anh/chị có đồng tình với câu nói : “…đương đầu với những điều khó khăn nhất trong cuộc sống để làm giàu tâm hồn ” ( trình bày khoảng 8 – 10 dòng )

Đề 2: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :

Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.
Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”…
Câu 3. Anh/chị có đồng tình với câu nói : “…Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn” ? ( trình bày khoảng 6 – 8 dòng )

Đề 3: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :

Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.

Chúng ta muốn chắc chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và … mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn không dám ra ngoài và dám biến những giấc mơ của bạn trở thành hiện thực?

Câu 1. Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình?

Câu 2. Theo anh/chị làm thế nào để bản thân thoát khỏi “ vùng an toàn” do chính ta tạo ra? ( trình bày khoảng 8 – 10 dòng )