Văn bản ngữ văn 12

TN

Sự vận động cái “ tôi “ nhà thơ Tố Hữu từ bài thơ “ Từ ấy “ đến bài “ Việt Bắc “

TP
20 tháng 9 2019 lúc 20:51

* Giải thích: cái tôi trữ tình: là sự bày tỏ cảm xúc riêng của nhà thơ trước các vấn đề của xã hội, trước sự phát triển của lịch sử dân tộc;

=> Tố Hữu quả đúng là nhà thơ của lí tưởng cộng sản vì đời sống cách mạng luôn chi phối toàn diện và sâu sắc sự nghiệp sáng tác thơ của ông.

* Phân tích, chứng minh, bình luận:

Quá trình sáng tác của Tố Hữu song hành với hành trình cách mạng: các chặng đường thơ tương ứng với các giai đoạn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Bài thơ “Từ ấy”:

+ “Từ ấy” trích trong tập thơ cùng tên, là tập thơ đầu tay của Tố Hữu – có vị trí đặc biệt trên con đường thơ của ông.

+ Bài thơ chứa đựng một cá tính mạnh mẽ, một khí chất say sưa, một quan niệm cá nhân cởi mở giữa những người đồng chí đã làm cho cái tôi nhà thơ được bộc lộ tự do, không hề bị trói buộc bởi bất kỳ công thức, chuẩn mực nào, tạo nên những vẫn thơ đẹp, xúc động, đầy men say, bay bổng bậc nhất trang thơ ca cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

+ Bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc của chàng thanh niên giác ngộ lý tưởng cách mạng.

+ Qua “Từ ấy”, Tố Hữu đã thể hiện một cái tôi cá nhân cảm tính, ở phương diện tích cực, mạnh mẽ một mặt mà thơ mới lãng mạn chưa hề biết đến.

- Đoạn trích "Việt Bắc" nói riêng, bài thơ nói chung:

+ Cái tôi đã hoà chung với cái Ta của cộng đồng, dân tộc. Mình là ta – Ta là mình – Ta với mình như hoà quyện vào nhau, đan xen nhau. Tố Hữu đã đặt mình vào vị trí của những con người kháng chiến, nói về mình về người để bày tỏ những ân tình, lòng biết ơn sâu sắc đối với những ân tình

+ Qua “Việt Bắc” nói chung và đoạn trích nói riêng, cái tôi trữ tình của Tố Hữu trong chặng đường thơ này là cái tôi nhập vai nhằm làm nổi bật, tôn vinh lên hình tượng những con người kháng chiến, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình, niềm cảm phục trước sự hy sinh cao cả của người dân kháng chiến.

+ Khẳng định tính đúng đắn của nhận định “Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc”.



Bình luận (0)
VV
18 tháng 9 2019 lúc 10:40

Tham khảo ạ :)

Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ tố hữu từ từ ấy đến việt bắc

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MM
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
QT
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết