Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Tuyên Quang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 32
Điểm GP 5
Điểm SP 19

Người theo dõi (6)

QA
HA
QH
NA
VN

Đang theo dõi (2)

NV
NT

Câu trả lời:

Tuổi thơ của mỗi người luôn gắn liền với những khúc hát ru của mẹ, trong những câu chuyện cổ tích của bà. Những kí ức tuổi thơ của chúng ta gắn liền với hình ảnh của chàng Thạch Sanh dũng cảm, hình ảnh cô Tấm dịu hiền. Đó là những hình ảnh mà không ai không cảm thấy quen thuộc. Riêng đối với em thì hình ảnh của cô Tấm đọng lại trong kí ức của em những ấn tượng vô cùng đặc biệt, đó là hình ảnh của một người con gái dịu hiền, nhưng cũng là biểu tượng của sức sống mạnh mẽ của người lành, cái thiện trong cuộc sống và trong xã hội mà chúng ta sinh sống.

Cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám là một người con gái xinh đẹp, hiền lành, chăm chỉ làm việc. Sống với mẹ con Cám, Tấm phải làm việc quần quật, từ chăn trâu, mò cua bắt ốc và những công việc nhà, Tấm không bao giờ than thở hay trách móc mà luôn hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Tấm là một cô gái hiền lành, đảm đang, không chỉ vậy Tấm còn là một người con hiếu thảo, một người chị mẫu mực luôn nhường nhịn cho em mình là Cám.

Mặc dù mẹ con Cám luôn đối xử bất công đối với Tấm nhưng Tấm vẫn rất hiếu thảo, đối xử với mẹ Cám như người mẹ ruột của mình, bất cứ nhiệm vụ nào mẹ Cám giao cho Tấm thì Tấm luôn hoàn thành. Đối với Cám, Tấm luôn nhường nhịn, khi Cám trút hết giỏ tép của tấm vào giỏ của mình và nhận lấy phần thưởng là chiếc yếm đào thì Tấm tủi thân quá cũng chỉ biết khóc chứ không giận hờn, trách móc gì Cám cả.

Tấm còn là một người có sức sống mạnh mẽ, sự sống của Tấm chính là sự sống của cái thiện trong xã hội, mặc dù bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác những Tấm vẫn hồi sinh, hóa thân thành cây con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là quả thị. Tấm không đầu hàng trước cái ác mà đấu tranh đầy mạnh mẽ, trước sức mạnh của cái thiện, Tấm đã giành chiến thắng, được hạnh phúc bên nhà vua, mẹ con Cám phải trả giá cho những tội ác mình gây ra.

Cô Tấm dịu hiền đã đi vào tâm thức của rất nhiều thế hệ trẻ thơ ở Việt Nam, nuôi dưỡng trong tâm hồn những đứa trẻ những giá trị đầy tốt đẹp, đó chính là sự thắng thế của cái thiện với cái ác, cùng lời giáo dục đầy nhân văn, ở hiền gặp lành, gieo nhân nào thì gặp quả ấy.

Câu trả lời:

Bức thư cuả thủ lĩnh da đỏ là một văn bản để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Đây là bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời tống thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ- xơ về việc ông này có ý định mua đất của người da đỏ. Một bức thư được viết bằng một văn phong khá độc đáo, trong đó người viết trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm của mình một cách đầy hàm ý, rất sâu xa, thâm thuý. Bao trùm lên toàn bộ bức thư là tình cảm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha, sâu sắc, mạnh mẽ. Chính tình cảm ấy đã chi phối mạch cảm xúc của bức thư và quan điểm của thủ lĩnh da đỏ.

Đối với thủ lĩnh Xi-át-tơn và đồng bào của ông, không có gì thiêng liêng hơn mảnh đất của họ bởi “Đất là mẹ”, nó gắn bó máu thịt với họ từ bao đời nay:

... Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình.

Hơn nữa, mảnh đất mảnh đất này còn thấm đẫm mồ hôi và xương máu của cha ông họ

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi, dưới những dòng sông con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.

Mảnh đất dưới chân chúng (người da trắng) là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi... đất đai giàu có được là do nhiều mạng sông của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.

Hình ảnh quê hương đất nước trở thành hình ảnh thân thương nhất, hằn sâu trong trái tim và kí ức họ:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm cùa côn trùng là những điểu thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang kí ức của người da đỏ.

Trong cảm xúc của thủ lĩnh Xi-át-tơn, quê hương đất nước họ là mảnh đất thật êm đềm và thơ mộng có tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng vào mùa hè, có tiếng ếch kêu ban đêm trên hồ, có-âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trển mặt hồ, có hương thơm của phấn thông.

Tâm hồn tinh tế nhạy cảm và sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước đã khiến thủ lĩnh Xi-át--tơn cảm nhận được tất cả những nét bình dị nên thơ của thiên nhiên, của cuộc sống và viết về nó với một niềm tự hào cao độ.

Để trình bày được một cách rõ ràng, sâu sắc quan điểm đất đai của tổ tiên là thiêng liêng, không thể đem ra để mua bán, đổi chác! và bộc lộ được tình yêu Đất Mẹ, yêu quê hương đất nước sâu nặng của mình, tác giả của bức thư đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; đồng thời đối lập quan điểm, tình cám của người da đỏ với quan điểm, tình cảm của người da trắng: Nếu như người da đỏ coi mảnh đất này là “Mẹ”,

coi mọi vật xung quanh mình là “anh em”, thì người da trắng coi chúng là “kẻ thù”, là “vật mua được”, “tước đoạt dược”...

Chính tình cảm sâu đậm đối với quê hương đất nước đã tạo nên chất trữ tình và sức lay động rất lớn của áng văn chương độc đáo này.

Xuât phát điểm của bức thư là lòng yêu quê hương đất nước, nhưng thời gian trôi đi, bức thư có thêm một giá trị mới; nó trở thành một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.

Trong bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến “đất” mà còn đề cập đến cả các hiện tượng có liên quan đến “đất” như: sông, hồ, rừng, núi, động thực vật, không khí, ánh nắng...Tức là những hiện tượng làm cho đất có giá trị, có ý nghĩa, những hiện tượng lạo nên cái mà ngày nay ta gọi là tự nhiên và môi trường sinh thái.

Ngay từ giữa thế kỉ XIX, khi tự nhiên và môi trường sinh thái mới bắt đầu bị đe dọa bởi sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí và ý thức vô trách nhiệm của con người, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nhìn thấy nguy cơ của việc vắt kiệt đất đai, biến nó thành những bãi hoang mạc; nguy cơ của những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai; nguy cơ của cuộc sống không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm bên hồ; nguy cơ của bầu không khí bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy; nguy cơ cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm...

Theo thủ lĩnh Xi-át-tơn: không khí quả là quý giá, vô cùng quý giá bởi không khi này là của chung muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Và ông đề nghị người da trắng phải cùng người da đỏ giữ gìn bầu không khí trong lành: Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng củng có thể thưởng thức được những làn gió thẩm đượm hương hoa đồng nội.

Cũng theo thủ lĩnh Xi-át-tơn, sự cân bằng sinh thái là điều cần thiết của cuộc sống, ông đề nghị tiếp người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em .

Cuối cùng, ông cảnh báo: Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần, chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi vị điều gì sẽ xảy ra đối với con thứ thù cũng sẽ xáy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc, Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra đối với đất đai, tức là xảy ra với những dứa con của Đất.

Ngày nay, nguồn tài nguyên đã bị khai thác tới mức cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị tàn phá cực kì nghiêm trọng, quan điểm của thủ lĩnh da đỏ về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trở thành vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.

Từ những giá trị trên, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ mãi mãi chiếm một vị trí xứng đáng trong văn chương và cuộc sống của con người.

Mình ko hiểu lắm cái đề bài của bạn nhưng mình viết theo kiểu cảm nhận về văn bản bức tranh của thủ lĩnh da đỏ hi vọng nó có ích cho bạn hiha

Câu trả lời:

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.