Câu 9: Khi tiến hành hoạt động nhận thức, kết quả của quá trình phản ánh sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người là giúp con người có những
A. quyền lực và danh vọng. B. hiểu biết về chúng.
C. niềm tin vào bản thân. D. thế giới vô hình.
Câu 10: Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là
A. thực tiễn. B. tinh thần. C. nhận thức. D. nghệ thuật.
Câu 11: Luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn?
A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức
C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 12: Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là
A. động lực của nhận thức B. tiêu chuẩn của chân lí
C. mục đích của nhận thức D. cơ sở của nhận thức
Câu 13: Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua
A. thói quen B. tình cảm C. hành vi D. thực tiễn
Câu 14: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn, điều này thể hiện, thực tiễn là
A. động lực của nhận thức B. tiêu chuẩn của chân lí
C. mục đích của nhận thức D. cơ sở của nhận thức
Câu 15: Một xã hội phát triển vì con người phải là một xã hội mà ở đó con người được tạo điều kiện để
A. học tập B. lao động
C. phát triển toàn diện D. có cuộc sống đầy đủ
Câu 16: Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người, điều này khẳng định con người là
A. chủ thể của sự phát triển xã hội. B. mục tiêu của sự phát triển xã hội.
C. động lực của sự phát triển xã hội. D. cơ sở của sự phát triển xã hội.
Câu 17: “Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều”. Nhận định của Phoi-ơ-bắc thể hiện lập trường thế giới quan nào dưới đây?
A. Văn hóa. B. Duy tâm. C. Duy vật. D. Lịch sử.
Câu 18: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?
A. Có chí thì nên. B. Tre già măng mọc
C. Rút dây động rừng D. Nước chảy đá mòn.
Câu 19: Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có đối kháng giai cấp. Triết học gọi là
A. khuynh hướng phát triển tất yếu của xã hội.
B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
C. mối liên hệ giữa các giai cấp trong xã hội.
D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 20: Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng quy luật lượng đổi chất đổi trong Triết học?
A. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. B. Khôn ba năm, dại một giờ.
C. Môi hở răng lạnh. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu 27: Việc làm nào dưới đây thể hiện con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?
A. Tiêm vac xin miễn phí toàn dân B. Đàn áp bóc lột người dân.
C. Tham nhũng lãng phí của công. D. Xả chất thải ra môi trường.
Câu 28: Nội dung nào dưới đây không phản ánh nội dung con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?
A. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo. B. Hỗ trợ vay vốn sản xuất.
C. Xúi giục, kích động bạo lực. D. Miễn giảm học phí cho học sinh.
Câu 26: Nhiều căn bệnh mới xuất hiện vì vậy, con người phải tìm ra thuốc phòng và chữa bệnh mới, nội dung này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Câu 7: Vận động là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng là
A. vận động đối lập với đứng im.
B. thông qua vận động, sự vật hiện tượng thể hiện đặc tính.
C. sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động.
D. hình thức vận động rất đa dạng.
Câu 8: Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
C. Chẳng chua cũng thể là chanh, chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây.
D. Có công mài sắt có ngày nên kim.
Câu 9: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng là
A. mặt đối lập của mâu thuẫn. B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. giải quyết mâu thuẫn.
Câu 10: Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động
A. cơ học. B. hoá học. C. vật lý. D. sinh học.
Câu 11: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động
A. hoá học. B. vật lý. C. cơ học. D. xã hội.
Câu 12: Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới là
A. giải quyết mâu thuẫn.
B. mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.
C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
D. mặt đối lập của mâu thuẫn.
Câu 13: Thành ngữ nào dưới đây thuộc phương pháp luận siêu hình?
A. Sông có khúc, người có lúc. B. Rút dây động rừng.
C. Thấy cây nhưng không thấy rừng. D. Tre già măng mọc.
Câu 14: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thuộc phương pháp luận siêu hình?
A. Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới hay.
B. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
C. Số giàu tay trắng cũng giàu, số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo.
D. Có bột mới gột nên hồ.
Câu 15: Trong các ý sau, ý nào thể hiện yếu tố biện chứng?
A. Giỏ nhà ai, quai nhà nấy.
B. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
C. Việc của ai, người ấy làm, chẳng có ai liên quan đến ai cả.
D. Đèn nhà ai, nhà ấy rạng.
Câu 16: Các Mác nói “Hạnh phúc là đấu tranh”. Câu nói ấy đã nêu được ý nghĩa tích cực của việc vận dụng một quan điểm Triết học duy vật biện chứng vào đời sống xã hội là
A. vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
B. mọi sự vật, hiện tượng thường xuyên vận động.
C. sự chuyển hóa giữa các chất tạo ra cái mới.
D. giải quyết mâu thuẫn tạo nên nguồn gốc phát triển.
Câu 17: Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động
A. vật lý. B. cơ học. C. hoá học. D. sinh học
Câu 18: Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển là
A. phương pháp thống kê. B. phương pháp luận biện chứng.
C. phương pháp luận logic. D. phương pháp luận siêu hình.
Bài tâp 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“...Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn ......................................................
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa...” ( Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm) a. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã mượn những chất liệu dân gian nào trong bài thơ Đất nước?
b. Chỉ ra tác dụng của việc mượn chất liệu dân gian đó?
Bài tập 2: So sánh hai nền văn học dân gian và văn học viết dựa vào các tiêu chí: Thời gian ra đời,đặc trưng, thể loại, hình thức lưu truyền, vị trí- vai trò.