Câu 1: ( 3,0đ)
Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười :
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra : Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
a,(0,25) Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
b,(0,25) Văn bản trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
c,(0,5) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau: "Cháu ơi, cảm ơn cháu!"
Xét theo mục đích nói câu trên thuộc kiểu câu gì?
d.(1,0) Xác định phép liên kết và nêu tác dụng.
e. (1,0) Trong câu " Khi ấy tôi chợt hiểu ra : Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông." Theo em nhân tôi vừa nhận được điều gì? Tại sao?
Câu 1: Lập sơ đồ các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam
Câu 2: Thế nào là văn học dân gian, nêu đặc trưng vai trò ý nghĩa
Câu 3: Văn học viết gồm mấy bộ phận? Nêu các tác phẩm tiêu biểu của văn học viết và đặc điểm của văn học viết?
Câu 4: Nền văn học Việt Nam chia làm bao nhiêu giai đoạn? Nêu đặc điểm lịch sử và đặc điểm văn học của từng giai đoạn?