Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (1)

BT

Chủ đề:

Bài 20 : Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV

Câu hỏi:

Bài tập củng cố bài 20

A. Tự luận:

Câu 1. Vì sao thời Lê sơ nho giáo lại giữ địa vị độc tôn?

Câu 2. Nhận xét vị trí của phật giáo ở các thế kỉ X – XIV?

Câu 3. Vì sao giáo dục nho học không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển?

Câu 4. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê sơ?

B. Trắc nghiệm:

Câu 1. Hệ tư tưởng và các tôn giáo lớn nào được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc?

A. Đạo giáo, Phật giáo, Hồi giáo.

B. Nho giáo, phật giáo, Thiên chúa giáo.

C. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.

D. Phật giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo.

Câu 2. Ở thời Bắc thuộc, hệ tư tưởng phong kiến nào được truyền bá vào nước ta?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Ấn Độ giáo.

Câu 3. Tôn giáo nào không được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo.

Câu 4. Hệ tư tưởng nào dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống trị ở Việt Nam trong các thế kỷ X – XV?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Hồi giáo.

Câu 5. Luận điểm nào của Nho giáo qui định tôn ti, trật tự xã hội phong kiến và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử?

A. Tam cương (quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ).

B. Tam tòng tứ đức.

C. Ngũ thường (Nhân, Lễ, Nghiã, Trí, Tín).

D. Quân, sư, phụ.

Câu 6. Từ thế kỷ XV, hệ tư tưởng nào được nâng lên địa vị độc tôn trong xã hội phong kiến Việt Nam?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Hồi giáo.

Câu 7. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng công trình nào sau đây?

A. Chùa Quỳnh Lâm. C. Chùa Một Cột.

B. Văn miếu. D. Quốc tử giám.

Câu 8. Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo nào giữ vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Hồi giáo.

Câu 9. Bia Tiến sĩ được dựng ở Văn miếu (Hà Nội) từ triều đại nào?

A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Hồ. D. Nhà Lê Sơ.

Câu 10. các thế kỷ X – XV, nền giáo dục Nho học góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước, tuy nhiên nó không tạo điều kiện cho sự phát triển

A. tư tưởng. B. văn hóa. C. văn học. D. kinh tế.

Câu 11. Nội dung chủ yếu của các tác phẩm văn học tiêu biểu ở các thế kỷ X – XV là

A. ca ngợi phong cảnh quê hương đất nước.

B. nói lên lòng tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.

C. ca ngợi tinh thần hiếu học, lao động cần cù của nhân dân ta.

D. ca ngợi những người học giỏi, đỗ đạt cao trong các kỳ thi.

Câu 12. Chùa Một Cột ở Hà Nội - một di tích văn hoá - lịch sử của dân tộc ta được xây dựng dưới thời nào?

A. Tiền Lê. B. Lý. C. Trần. D. Hồ.

Câu 13. Công trình nào được xây dựng vào cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

A. Kinh thành Huế. B. Kinh thành Thăng Long.

C. Thành Cổ Loa. D. Thành nhà Hồ.

Câu 14. Tác phẩm nào được coi là bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta?

A. Đại Việt sử ký. B. Đại Việt sử ký toàn thư.

C. Đại việt sử lược. D. Lam Sơn thực lục.

Câu 15. Năm 1484, nhà Lê cho dựng các bia đá ở Văn Miếu để làm gì?

A. Khắc tên, vinh danh những người đỗ Tiến sĩ.

B. Khắc tên những anh hùng có công với nước.

C. Khắc tên những vị vua thời Lê Sơ.

D. Khắc tên những người có học hàm.

BÀI 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập

HS cần nắm được biểu hiện của sự khủng hoảng, suy yếu của nhà Lê sơ từ đầu thế kỉ XVI và nhà Mạc được thành lập như thế nào:

- Biểu hiện:

+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực…

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ…

- 1527: Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc

- Chính sách của nhà Mạc: (4 chính sách cơ bản)…

=> Những chính sách đó có tác dụng gì?

2. Đất nước bị chia cắt

HS cần nắm được tình hình cơ bản nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII, đó là: đất nước bị chia cắt, cụ thể:

- Chia cắt Nam triều – Bắc triều:…

- Chia cắt Đàng Trong (họ Nguyễn) – Đàng Ngoài (họ Trịnh)

3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài (HS đọc thêm SGK)

4. Chính quyền ở Đàng Trong (HS đọc thêm SGK)

Bài tập củng cố bài 21

A. Tự luận

Câu 1. Em hãy cho biết nguyên nhân sụp đỏ của triều Lê sơ?

Câu 2. Hãy đánh giá vai trò của nhà Mạc?

Câu 3. Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn?

B. Trắc nghiệm:

Câu 1. Triều Lê Sơ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy sụp từ khi nào?

A. Từ giữa thế kỉ XV. B. Từ đầu hế kỉ XVI.

C. Từ cuối thế kỉ XVI. D. Từ đầu thế kỉ XVII.

Câu 2. Năm 1527, vương triều Mạc được thành lập trong bối cảnh

A. nhà Minh (Trung Quốc) ép vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.

B. các tướng lĩnh triều Lê Sơ suy tôn Mạc Đăng Dung lên làm vua.

C. nhà Lê Sơ suy sụp, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi.

D. vua Lê chỉ thích ăn chơi nên nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.

Câu 3. Trong những năm đầu mới thành lập, nhà Mạc xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của

A. nhà Lý. B. nhà Trần. C. nhà Hồ. D. nhà Lê Sơ.

Câu 4. Mối quan tâm và là thành tựu lớn nhất trong giai đoạn đầu của triều Mạc là

A. xây dựng một đạo quân thường trực mạnh để đối phó với nhà Minh.

B. cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất, bước đầu ổn định lại đất nước.

C. tổ chức thi cử đều đặn để lựa chọn người tài ra làm quan.

D. xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.

Câu 5. Ở nửa cuối thế kỉ XVI, nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bơỉ cục diện

A. chiến tranh Nam - Bắc triều. B. chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

C. Vua Lê - chúa Trịnh. D. Họ Nguyễn cát cứ ở phía Nam.

Câu 6. Cuối thế kỷ XVI, chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc, đất nước bước đầu được thống nhất lại, nhưng có một thế lực cát cứ được hình thành ở phía Nam là

A. thế lực phong kiến họ Mạc. C. thế lực phong kiến họ Trịnh.

B. thế lực phong kiến họ Nguyễn. D. thế lực phong kiến họ Lê.

Câu 7. Vì sao ở các thế kỷ XVI – XVIII, chúa Trịnh có thể lấn át được quyền vua Lê?

A. Do thế lực của vua Lê ngày càng yếu.

B. Vua Lê đồng ý nhường quyền lực cho chúa Trịnh.

C. Chúa Trịnh nắm toàn bộ binh quyền, tổng chỉ huy quân đội.

D. Vua Lê không nhận được sự ủng hộ của nhân dân như trước.

Câu 8. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, ai là người thay thế vị trí của ông, tiếp tục chỉ huy cuộc chiến tranh với nhà Mạc?

A. Nguyễn Hoàng. B. Nguyễn Phúc Ánh.

C. Trịnh Kiểm. D. Lê Duy Ninh.

Câu 9. Từ năm 1527 đến năm 1592, đất nước ta diễn ra cục diện Nam - Bắc triều. Đó là hệ quả của cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào?

A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều).

B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).

C. Lê (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).

D. Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).

Câu 10. Từ năm 1627 đến năm 1672, ở nước ta đã nổ ra cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến, đó là cuộc

A. chiến tranh Nam – Bắc triều. C. chiến tranh Lê – Mạc.

B. chiến tranh Trịnh – Nguyễn. D. chiến tranh Lê – Trịnh.

Câu 11. Con sông lịch sử chia cắt nước ta thành Đàng trong và Đàng ngoài từ năm 1672 đến cuối thế kỷ XVIII là

A. sông Bến Hải. B. sông Gianh. C. sông Nhật Lệ. D. sông Lam.

Câu 12. Từ năm 1672, sau khi cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bất phân thắng baị, đất nước ta bị chia cắt bởi cục diện

A. Nam - Bắc triều. B. chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

C. Vua Lê - chúa Trịnh. D. Đàng trong – Đàng ngoài.

BÀI 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII

- Thế kỉ XV – dầu XVI: nông nghiệp sa sút

+ Nguyên nhân là gì?...

- Từ nửa sau thế kỉ XVII: dần ổn định trở lại

+ Biểu hiện:….

- Hạn chế:…

2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

- Các nghề thủ công truyền thống:…

- Một số nghề thủ công mới:…

- Các làng nghề ngày càng nhiều…

- Nét mới trong kinh doanh: lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng

* Nhận xét về sự phát triển của thủ công nghiệp thời kì này?

3. Sự phát triển của thương nghiệp

a. Nội thương: buôn bán trong nước phát triển

- Chợ:…

- Nét mới:

+ Xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán.

+ Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

b. Ngoại thương: phát triển mạnh

- Biểu hiện:…

* Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của ngoại thương là gì?

- Từ giữa thế kỉ XVIII: suy yếu dần (nguyên nhân?)

4. Sự hưng khởi của các đô thị

Sự phát triển của kinh tế hàng hóa dẫn đến sự hưng khởi của các đô thị

- Đàng Ngoài:…

- Đàng Trong:…

-> Đầu thế kỉ XIX: đô thị suy tàn dần (nguyên nhân?)

Bài tập củng cố bài 22

A. Tự luận

Câu 1. Nêu điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp thế kỉ XVI – XVIII?

Câu 2. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?

Câu 3. Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn ban trong nước?

Câu 4. Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?

Câu 5. Sự phát triển của các làng nghề thủ công có ý nghĩa tích cực gì? Liên hệ ngày nay?

B. Trắc nghiệm

Câu 1. Từ đầu thế kỷ XVIII, tình hình nông nghiệp nước ta như thế nào?

A. Đàng Trong ổn định và phát triển, Đàng Ngoài điêu đứng.

B. Cả hai Đàng có dấu hiệu ổn định và phát triển.

C. Cả hai Đàng lâm vào tình trạng bất ổn định.

D. Đàng Ngoài ổn định, Đàng Trong điêu đứng.

Câu 2. Trong suốt thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XVII, nền nông nghiệp nước ta sa sút, đình đốn; nạn mất mùa đói kém xảy ra liên miên, nguyên nhân chính là do

A. sự khủng hoảng của nhà nước phong kiến tạo nên.

B. những biến đổi của nhà nước phong kiến tạo nên.

C. bị chiến tranh tàn phá, ruộng đất tập trung vaò tay địa chủ, quan lại.

D. nhân dân không còn tha thiết với sản xuất nông nghiệp.

Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nông nghiệp nước ta cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI?

A. Ruộng đất ngày càng tập trung vaò tay địa chủ, quan lại.

B. Nhà nước phong kiến không quan tâm đến sản xuất như trước.

C. Ở Đàng trong, nền nông nghiệp tương đối phát triển.

D. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra.

Câu 4. Qua thực tiễn sản xuất nông nghiệp, nhân dân ta đã đúc kết được kinh nghiệm nào?

A. “Tùng, Trúc, Cúc, Mai”. C. “Long, Ly, Qui, Phụng”.

B. “Trông trời, trông mây”. D. “Nước, phân, cần, giống”.

Câu 5. Ở các thế kỷ XVI – XVIII, những nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta gồm

A. Nghề rèn sắt, đúc đồng. C. nghề làm gốm sứ, dệt lụa.

B. Nghề làm giấy, đồ trang sức. D. nghề khắc in bản gỗ, làm đồng hồ.

Câu 6. Ở các thế kỷ XVI – XVIII, nghề nào trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài?

A. Trồng lúa. B. Khai mỏ. C. Chăn nuôi. D. Tranh sơn mài.

Câu 7. Ở các thế kỷ XVI – XVIII, “Lượng kim loại được bán ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn” là nhờ sự phát triển của nghề nào?

A. Khai mỏ. B. Đúc đồng. C. Rèn sắt. D. Thủ công nghiệp.

Câu 8. Câu ca “Đình Bảng bán ấm, bán khay/Phù lưu họp chợ mỗi ngày một đông” phản ánh điều gì?

A. Buôn bán phát triển mạnh. C. Thủ công nghiệp phát triển mạnh.

B. Ngoại thương phát triển mạnh. D. Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.

Câu 9. Điểm mới thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của thương nghiệp nước ta ở các thế kỷ XVI – XVIII là gì?

A. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ ngày càng nhiều.

B. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

C. Xuất hiện nhiều chợ họp theo chu kỳ 5 đến 10 ngày một phiên.

D. Có sự giao lưu buôn bán với thương nhân nước ngoài.

Câu 10. Nhận định nào không phản ánh sự phát triển của hoạt động thương nghiệp nước ta ở các thế kỷ XVI – XVIII?

A. Các làng nghề thủ công mọc lên ở nhiều nơi.

B. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ ngày càng nhiều.

C. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

D. Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược tăng lên.

Câu 11. Hoạt động ngoại thương nước ta phát triển mạnh ở các thế kỷ XVI – XVIII là do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và

A. nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển tạo ra nhiều hàng hóa.

B. chủ trương mở cửa của chính quyền Trịnh – Nguyễn.

C. nước ta có nhiều cảng biển thuận lợi cho tàu thuyền nước ngoài cập bến.

D. chính sách ưu đãi thuế má đối với thương nhân nước ngoài.

Câu 12. Nét mới trong hoạt động ngoại thương ở nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII là sự có mặt của các thương nhân

A. Trung Hoa, Nhật Bản, Gia Va, Xiêm. C. Ấn Độ và Đông Nam Á.

B. Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. D. Nhật Bản, Ấn Độ, Gia Va.

Câu 13. Ở các thế kỷ XVII - XVIII, trên đất nước ta xuất hiện một lực lượng khá đông các kiều dân nước ngoài định cư và buôn bán là

A. Trung Quốc, Nhật Bản. B. Trung Quốc, Ấn Độ.

C. Nhật Bản, Ấn Độ. D. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Câu 14. Ở các thế kỷ XVII - XVIII, ở Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất, đó là đô thị nào?

A. Kinh Kì, Phố Hiến. B. Thăng Long, Phố Hiến.

C. Thanh Hà, Phố Hiến. D. Thăng Long, Hội An.

Câu 15. Trong các thế kỷ XVII - XVIII, ở Đàng Trong có đô thị nào tiêu biểu nhất?

A. Thanh Hà (Huế). B. Hội An (Quảng Nam).

C. Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh). D. Nước Mặn (Bình Định).