Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Trị , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (6)

PU
PH
HC
LN
BS

Câu trả lời:

Hồ Chí Minh với sự thành lập Mặt trận Việt Minh Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của mặt trận dân tộc thống nhất. Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh vì cho rằng: “Giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công” . Ngoài Hội phản đế đồng minh, trong giai đoạn 1930 - 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương còn tổ chức nhiều mặt trận khác như Hội phản đế liên minh (3/1935), Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế (tháng 6/1936), Mặt trận Dân chủ thống nhất (tháng 3/1938), Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương (tháng 11/1939).Ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau, mang những tên gọi khác nhau và phải thực hiện những nhiệm vụ khác nhau nhưng các mặt trận nói trên đều chưa có sự tham gia của đông đảo quần chúng . Nói một cách khác, “công năng” của các mặt trận đó vẫn chưa được khai thác triệt để, tính dân tộc của các mặt trận chưa cao. Đây chính là vấn đề Hồ Chí Minh không ngừng trăn trở. Sau nhiều năm hoạt động quốc tế, cuối năm 1938 Hồ Chí Minh đã trở về Trung Quốc và tìm cách bắt liên lạc với phong trào cách mạng trong nước. Theo Võ Nguyên Giáp, vào tháng 10 năm 1940 khi còn ở Quế Lâm - Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã bàn với các cộng sự của mình rằng: “trước tình hình mới, vấn đề đoàn kết toàn dân giải phóng dân tộc càng quan trọng. Ta phải nghĩ đến việc lập một hình thức mặt trận thật rộng rãi, có tên gọi cho thích hợp . Như vậy, ý tưởng về một mặt trận mang tên dân tộc, đặt trong phạm vi dân tộc để khơi dậy tinh thần dân tộc đã được Hồ Chí Minh ấp ủ từ trước khi Người về nước. Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Hồ Chí Minh chính thức về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Về đến Cao Bằng, rất nhanh chóng Người cho xây dựng thí điểm các tổ chức cứu quốc ở ba châu (tức huyện) Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình. Kết quả là sau 3 tháng, các tổ chức cứu quốc ở đó đã quy tụ được khoảng 2.000 hội viên thuộc đồng bào các dân tộc với đủ thành phần, lứa tuổi. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, cuối tháng 4 năm 1941, “một hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng được triệu tập để tổng kết kinh nghiệm tổ chức các hội quần chúng như: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc nhằm tiến tới thành lập Mặt trận Việt Minh trong toàn quốc” [1, tr.109]. Thực tiễn xây dựng các tổ chức cứu quốc ở Cao Bằng và những kinh nghiệm được đúc rút tại Hội Nghị đã trở thành cơ sở thực tiễn và lý luận để Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) nhanh chóng đi đến kết luận về hình thức Mặt trận cần thành lập. Dưới sự chủ tọa của Hồ Chí Minh, Hội nghị Trung ương 8 đã xem xét lại toàn bộ chiến lược cách mạng của Đảng và đưa ra những quyết định lịch sử. Trước hết, Hội nghị đã chuyển hướng chiến lược từ cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng giải phóng dân tộc: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng” [3, tr.119]. Để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, trước hết, Đảng phải tìm ra một hình thức mặt trận mới, có khả năng quy tụ tất cả những người Việt Nam yêu nước. Phiên họp cuối cùng của Hội nghị Trung ương 8 ngày 19 tháng 5 là thời điểm Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) được chính thức thành lập. Với quyết định này, Hội nghị Trung ương 8 đã sáng lập ra một hình thức mới của mặt trận dân tộc thống nhất mà ngay tên gọi của Mặt trận - Việt Nam độc lập đồng minh - đã hiển thị rất nhiều thông điệp quan trọng. Đó là mặt trận đặt trong phạm vi dân tộc Việt Nam chứ không phải trên phạm vi Đông Dương như trước; mục tiêu cao nhất của Mặt trận là giành độc lập và mặt trận này đứng về phía đồng minh để chống phát xít. Tên gọi Mặt trận do Hồ Chí Minh lựa chọn đã thể hiện tính dân tộc và tính chính nghĩa nên có sức hiệu triệu to lớn. Như vậy, sự ra đời của Mặt trận Việt Minh là kết quả của một quy trình nhận thức và hành động cẩn trọng, nhất quán của Hồ Chí Minh. Người đã ấp ủ ý tưởng, chia sẻ ý tưởng với các cộng sự, thử nghiệm ý tưởng trên thực tiễn, đưa kết quả đạt Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(103) - 2016, 72 được cho Hội nghị thảo luận và cuối cùng, nó mới trở thành nghị quyết của Đảng. Trong sự ra đời của Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đóng vai trò người sáng lập.

Câu trả lời:

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.

+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.

+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.

- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.

*Ý nghĩa lịch sử:

- Đối với Việt Nam:

+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.

+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.

+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.

- Đối với thế giới:

+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/neu-nguyen-nhan-thang-loi-y-nghia-lich-su-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cua-cach-mang-thang-tam-nam-1945-c87a7478.html#ixzz5i9x9Dq5K