Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 27
Số lượng câu trả lời 43
Điểm GP 9
Điểm SP 35

Người theo dõi (26)

NL
H24
CD
TV
NY

Đang theo dõi (83)

SH
HM
KN

Câu trả lời:

Bài thơ "Nói với con"-Y Phương đã ca ngợi sức sống mạnh mẽ,bền bỉ của quê hương mình,mong con tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Nói về cội nguồn sinh dưỡng của em,điều đầu tiên cha muốn nói là tình cảm gia đình,Đó là cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.Bằng các hình ảnh cụ thể,Y Phương đã tạo được ko khí gia đình đần ấm và hạnh phúc:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước chạm tiếng cười.

Con sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của cha mẹ.Từng bước đi của con được cha mẹ vui mừng đón nhận.Đi đến đâu,con cũng được tình yêu ấy.Tấm lòng cha mẹ chính là cái đích mà con hướng tới.Bốn câu thơ tưởng như chỉ là kể,là tả mà biết bao trìu mến thân thương gửi trong đó.Hình ảnh cụ thể,giàu chất thơ,cách đo đếm chiều dài theo bước chân con thể hiện tình yêu thương của cha mẹ.Người cha muốn nói với con:Con lớn lên trong cuộc sống lao động,trong tình yêu thương của "người đồng mình"và trong tình nghĩa của quê hương,làng xóm:

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Người đồng mình đó là những người cùng sống trên một miền đất,cùng quê hương,cùng một dân tộc.Sự đan xen giữa các danh từ(lờ,nan hoa,câu hát)và các động từ(đan,cài,ken)diễn tả sự gắn bó,tạo thành kết cấu khái quát diễn tả cuộc sống êm đềm tươi vui,cần cù của người dân miền núi.

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Quê hương và gia đình là cái nôi nuôi dưỡng đứa trẻ lớn lên ở chặng đường đời đầu tiên của bé,ý thức về cội nguồn sau này la từ cả hai chung đúc lại giúp cho đứa trẻ trưởng thành đặt chân lên con đường dài rộng hơn kế tiếp.Cụm từ "người đồng mình"được lặp đi lặp lại khẳng định phẩm chất của người đồng mình là phẩm chất của quê hương bởi sức sống của quê hương là do người đồng mình tạo ra.Cuộc sống của họ vốn vất vả nhưng họ vẫn bền gan vững chí.

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Lấy sự từng chải để đo chiều cao,lấy trí lớn để đánh giá độ xa đó là những lời trao gửi dặn dò của cha khi đứa trẻ"cao"hơn,dặm bước"xa"hơn,xa mái nhà yêu thương,rừng núi quê hương.Tấm lòng thuỷ chung với nơi chôn rau cắt rốn,một cuộc sống tràn đầy niềm vui và sự lạc quan:

Sống trên đá ko chê đá gập ghềnh

Sống trong thung ko chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

ko lo cực nhọc

Bằng những điệp từ,ddieeej ngữ ,cách so sánh kết hợp với các kiểu câu ngắn dài khác nhau,lời tâm tình của người cha đã góp phần khẳng định người miền núi tuy cuộc sống còn vô vàn khó khăn"lên thác xuống ghềnh"nhưng họ vẫn sống mạnh mẽ,khoáng đạt như sông ,như suối,bền bỉ,gắn bó tha thiết với quê hương.Từ đó người cha muốn truyền cho con tấm lòng chung thuỷ với quê hương,biết bất chấp và vượt qua khó khăn, thử thách bằng ý trí,nghị lực và niềm tin của mình.Người đồng mình mộc mạc,giàu ý trí và niềm tin:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Quê hương hiện lên như một nguồn tiếp sức,nhưng nó ko phải như hồi bé thơ chỉ có an ủi vỗ về mà là tư thế ngẩng cao đầu thẳng tiến mà đi.

Con ơi,tuy thô sơ da thịt

lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con

Người cha mong muốn con phải tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương và lấy đó làm hành trang để con vững bước vào đời.Con người có thể mộc mạc giản dị,chân chất nhưng ko thể tầm thường.Hai tiếng nghe con kết thúc bài thơ thể hiện biết bao trìu mến ,yêu thương,mong mỏi của người cha về đứa con mình.

Qua đó ta phải biết tự hào,giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc ta.Đồng thời cũng phải biết yêu thương quê hương,gia đình mình và phải có ý trí nghị lực vươn lên trước những chướng ngại của cuộc đời

Đó là bài phân tích của mk ạ ko chép mạng nha!!!

Câu trả lời:

1: Càng đến gần lăng Bác,cảm xúc của nhà thơ lại dâng lên khi hoà cùng dòng người vào lăng viếng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Hình ảnh "mặt trời"trong câu thơ"ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng" là hình ảnh thực:một mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng mang lại ánh sáng,sự sống cho con người.Còn "mặt trời"ở câu"thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ.Bác mang lại ánh sáng độc lập tự di cơm no áo ấm cho người lao động.Thông qua hình ảnh ẩn dụ tác giả vừa ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ ,vừa thể hiện được sự tôn kính biết ơn của nhân dân,của nhà thơ đối với Bác.Hình ảnh"dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh thực:ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động,bồi hồi,giọng thơ trầm như bước chân dọng người vào lăng viếng Bác.Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh với những dòng người xếp thành hàng dài vào lăng Bác trông như những tràng hoa vô tận mà còn là hình ảnh ẩn dụ đẹp,sáng tạo của nhà thơ:Cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác:Những bông Hoa tươi thắm đỏ đang đến dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất."Dâng bảy mươi chín mùa xuân" hình ảnh ẩn dụ mang lại ý nghĩa tượng trưng:con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đấ nước,cho con người.

Chỉ với bốn câu thơ thôi những đã cho người đọc thấy rõ hơn về hình ảnh của Bác.Người cha già vĩ đại đã dành cả cuộc đời cho dân tộc.Đồng thời bộc lộ niềm thương nhớ,sự thành kính của dân tộc đối với Bác.

2:Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Câu thơ"Mai về miền Nam Thương trào nước mắt" như một lời giã biệt. Lời nói giản dị chân thành diễn tả tình cảm sâu lắng.Từ "trào"diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt,luyến tiếc bịn rịn ko muốn xa nơi Bác nghỉ.Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau ko khác gì tác giả.Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng ko bao giờ ta muốn xa Bác bời Người ấm áp quá,rộng lớn quá.Từ cảm xúc ấy tác giả ước nguyện làm con chim hót để âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ,muốn làm đoá hoa để toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ,muốn làm cây tre trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người.Điệp từ "muốn làm" khẳng định ước nguyện chân thành mãnh liệt.Hình ảnh ẩn dụ:"cây tre trung hiếu" có nghĩa là trung với nước,hiếu với dân,ước nguyện được làm một cây tre cùng với hàng tre quanh lăng canh giữ bảo vệ giấc ngủ bình yên cho Người.Ước nguyện không chỉ là của riêng tác giả mà còn là ước nguyện của tất cả người dân Việt Nam